Bất động sản - kênh đầu tư hấp dẫn bậc nhất
Trong các kênh đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng, USD, gửi tiết kiệm... giới chuyên gia cho rằng bất động sản vẫn là kênh hấp dẫn dòng tiền nhất trong cả ngắn hạn và dài hạn. Nhận định trên được đưa ra tại tọa đàm "Giải mã các kênh đầu tư hiệu quả và bền vững trong bối cảnh hiện nay" do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức vừa qua.
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đóng góp khoảng 13,67% GDP, cùng với công nghiệp, thương mại - dịch vụ, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp... làm nên những trụ cột phát triển của nền kinh tế. Riêng năm 2020, tỷ trọng bất động sản/tổng tài sản toàn nền kinh tế chiếm 20,8% (tương đương 205,26 tỷ USD/986,82 tỷ USD).
“Trường hợp giá trị sản xuất của nhóm ngành bất động sản thay đổi giảm 10% thì GDP sẽ giảm 1,247%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng mạnh nhất, giảm tới 0,861%. Tiếp theo đó là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 0,366%); du lịch (giảm 0,352%); dịch vụ khác (giảm 0,348%)…”, báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh vai trò đầu tàu của lĩnh vực địa ốc.
Vì lý do này, ngành bất động sản sẽ luôn là một phần gắn bó khăng khít và không thể thay thế với nền kinh tế Việt Nam. Đây sẽ tiếp tục là ngành được quan tâm và thúc đẩy theo chiều hướng tích cực.
Đồng quan điểm, ông Mark Ridley, Giám đốc điều hành Savills toàn cầu, cho rằng Việt Nam đang là điểm nóng của bất động sản toàn cầu. Thị trường địa ốc Việt Nam sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn và hồi phục tích cực cuối năm 2023.
“Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn rất tích cực và nhu cầu đối với bất động sản vẫn sẽ được giữ vững. Trong dài hạn, Việt Nam vẫn sẽ là thị trường hấp dẫn đối với nhà đầu tư, nhờ câu chuyện phát triển cũng như tiềm năng lợi suất đầu tư cao”, ông Mark Ridley nhận định.
VMI neo đồng vốn của đông đảo nhà đầu tư với “mạch vàng” bất động sản
Nhận định về phương hướng đầu tư trên thị trường hấp dẫn bậc nhất này, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản cho rằng nhà đầu tư nên lựa chọn các khu vực có quy hoạch chất lượng, được đầu tư bài bản, dư địa phát triển còn lớn để tạo ra giá trị tăng trưởng bất động sản cao sau này.
Thực tế thị trường đã chứng minh đây là nhận định có cơ sở. Theo số liệu thống kê từ chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam - Vinhomes, trong thời điểm thuận lợi, các bất động sản thấp tầng của thương hiệu này có thể đem về lợi nhuận 30% - 40%/năm hoặc hơn thế. Hiện nay, biệt thự tại Vinhomes Riverside đã tăng đến vài lần so với giá gốc, đạt mức trung bình 300 triệu/m2 - 400 triệu/m2. Biệt thự, shophouse tại Vinhomes Ocean Park mở bán năm 2018, đến 2022 cũng đã tăng 160% - 285%.
Tuy sở hữu tiềm năng sinh lời vượt trội nhưng bất động sản chất lượng cao chỉ thực sự trở thành kênh đầu tư “quốc dân” khi vừa qua, mô hình hợp tác đầu tư VMI JSC ra đời, đưa “tấm vé lợi nhuận” đến gần hơn với đại đa số các nhà đầu tư.
Theo thông tin từ VMI JSC, doanh nghiệp này sẽ mua các bất động sản của Vinhomes, sau đó giá trị bất động sản được chia thành 200 phần. Khách hàng có thể tham gia đầu tư từng phần thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh. Giỏ hàng của VMI hiện bao gồm các sản phẩm thấp tầng thuộc đại đô thị Vinhomes Ocean Park 3 - The Crown (với suất đầu tư chỉ từ 38 triệu đồng) và nhà phố The Manhattan - Đại đô thị Vinhomes Grand Park (suất đầu tư từ 90 triệu đồng).
Nhà đầu tư của VMI sẽ được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ việc tăng giá bất động sản với kì vọng lên tới 15% trong năm đầu tiên, 30%, 45%, 60% và 75% trong các năm tiếp theo. Đồng thời, nhà đầu tư còn được hưởng 50% lợi tức từ hoạt động cho thuê với những căn có tiêu chuẩn bàn giao hoàn thiện.
Xét trên tầm nhìn vĩ mô, với hàng loạt kì vọng về môi trường chính trị - xã hội ổn định, an toàn cùng đà phục hồi tích cực của kinh tế và các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch… thì thị trường bất động sản Việt Nam chắc chắn sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Trong bối cảnh lạc quan đó, VMI sẽ là mỏ neo hiếm hoi để các nhà đầu tư nhỏ lẻ kết nối với mạch vàng hấp dẫn của nền kinh tế.