Tuổi thọ của tình yêu

TP - Liệu tình yêu lãng mạn có thể tồn tại nhiều năm? Sợ hãi có thể hóa thân thành ham muốn? Các nhà khoa học Mỹ đã có lời giải cho hai câu hỏi thú vị.

> Bệnh của nụ hôn

1- Tình yêu không có tuổi

Giới nghiên cứu quan tâm đến nơi khởi nguồn (và có thể kết thúc) của tình yêu – não bộ. “Chúng tôi đã phát hiện được chứng cứ sinh lý học đầu tiên khẳng định, tình yêu lãng mạn nồng nàn có thể tồn tại nhiều năm” – GS Helen Fisher (Đại học Rutgers ở New Brunswick) khẳng định.

Nhà khoa học Mỹ cùng cộng sự đã sử dụng thiết bị ghi hình cộng hưởng từ trong quá trình nghiên cứu hoạt động của não bộ. Nhờ thiết bị này, GS Fisher có thể quan sát và kiểm tra, chuyện gì diễn ra trong não bộ 10 phụ nữ và 7 đàn ông – những đối tượng tuyến bố rằng, cho dù nhiều năm đã trôi qua (trung bình 21 năm), họ vẫn còn nguyên tình yêu nồng nàn dành cho đối tác. Với sự trợ giúp của thiết bị cộng hưởng từ, não bộ của những người tình nguyên tham gia nghiên cứu đã được quan sát – khi nhà khoa học đưa cho họ xem ảnh “nửa thứ hai” của mỗi người. Trước đó thí nghiệm y hệt cũng được thực hiện với những đối tượng cả hai giới mới yêu nhau sau bẩy tháng.

Kết quả cho thấy: Thậm chí sau vài chục năm, ngay khi chứng kiến hình ảnh người yêu dấu, não bộ đối tượng si tình phản ứng gần như tình cảm mới trài nghiệm ngày hôm qua. Trong cả hai nhóm – khu vực liên quan đến ham muốn giành phần thưởng và nghiện ngập của não bộ của những người mới yêu không lâu và đã yêu từ nhiều năm – đều bị kích hoạt. Theo GS Fisher, kết quả đó chứng minh rõ ràng: thậm chí sau nhiều năm tình yêu có thể vẫn mãnh liệt như thưở ban đầu.

Tất nhiên cả tình yêu “mới toanh” và tình yêu lâu năm, cho dù đều mạnh mẽ, song vẫn có khác biệt dưới một số phương diện. Thí dụ, chỉ ở những cá nhân có tình yêu thâm niên nhiều năm được biết những khu vực não bộ hoạt động tích cực (từ những nghiên cứu trước đó trên động vật) tham gia vào nỗ lực tạo ra mối quan hệ dựa trên mô hình “một vợ, một chồng”. Tương tự, những trung tâm liên quan đến cảm giác tĩnh tại và xoa dịu đau đớn cũng được kích hoạt.

Trái lại trên “ảnh” cộng hưởng từ não bộ những người mới yêu nhau “lóe sáng” khu vực, nơi xuất hiện ý nghĩ ám ảnh đảm trách về sự tập trung chú ý tối đa vào cái gì (hoặc ai đó).

“Rõ ràng kết quả những nghiên cứu trên chứng tỏ: những người đã nhiều năm trải nghiệm tình yêu lãng mạn đích thực vẫn khao khát gắn bó với “nửa thứ hai” của mình và có động lực mạnh mẽ duy trì, củng cố và bảo vệ mối quan hệ - hoàn toàn giống những người mới yêu nhau. Tuy nhiên cùng với thời gian, ám ảnh ban đầu với mục tiêu tình cảm của họ lắng đọng dần và được thay thế bởi cảm giác tĩnh lặng” – GS Fisher tổng kết.

2- Có thể lây nhiễm ham muốn

GS Patrich House (Đại học Stanford ở Palo Alto, California) đã nghiên cứu dạng tình cảm cho dù mạnh mẽ không thua kém tình yêu, song thuộc thái cực khác. Những nghiên cứu của GS House đã chứng minh rằng, hoàn toàn có thể biến trạng thái sợ hãi hoảng loạn trở thành ham muốn tai hại – cụ thể: chuột có thể đánh mất phản xạ sợ mèo bẩm sinh và theo đuổi kẻ thù.

Chìa khóa hóa giải bí mật thú vị chính là một loại vi khuẩn ăn bám có tên Toxoplasma gondia. Những nghiên cứu của GS House đã cho thấy, một khi bị nhiễm vi khuẩn trên, loài gậm nhấm lập tức hết mèo, thậm chí chúng còn tỏ ra thích thú và hăng hái với cơ hội gần gũi kẻ thù truyền kiếp. Tại sao có sự thay đổi kỳ lạ? Gốc rễ là hợp chất kortykosteron – hoóc-môn xoá nhoà trạng thái stress và hoảng lọan của cơ thể (con người cũng có). Các xét nghiệm đã thực hiện cho thấy: bị nhiễm vi khuẩn trên, cơ thể chuột sản xuất lượng kortykosteron thấp hơn hẳn bình thường. Các trung tâm đảm trách cảm giác sợ hãi trong não bộ của chúng hoạt động với nhịp độ thấp, thay vào đó những trung tâm liên quan đến những tình cảm khác trong đó có ham muốn – hoạt động tích cực bất thường.

Thoạt đầu không dễ lý giải một cách có lý hiện tượng trên. GS House cho rằng, cội nguồn của hiện tượng ẩn giấu trong những kênh tiến hóa gấp khúc của các loài động vật. Giống mọi vi sinh vật ký sinh khác, Toxoplasma gondi có thể khu trú ở nhiều động vật. Tuy nhiên chúng chỉ có thể nhân bản thuận lợi nhất trong cơ thể mèo. Chính vì toxoplasma gondi chuột không còn sợ mèo và khi kẻ thù xuất hiện – thay vì vắt chân lên cổ, để chạy, chuột thích thú tiếp cận mèo. Không khó đoán biết hậu quả - chuột trở thành bữa ăn ngon lành, trong khi toxoplasma gondi có cơ hội thâm nhập môi trường có thể yên tâm với triển vọng kéo dài nòi giống.

Không ít người trong chúng ta cũng là vật mang mầm toxoplasma gondi (lây nhiễm chủ yếu do ăn rau quả không rửa kỹ và thịt nấu chưa chín). “Hiện vẫn chưa thể khẳng định mức độ ảnh hưởng của loài ký sinh trùng này đối với đời sống tình cảm con người - GS House khẳng định. – Tuy nhiên một số công trình nghiên cứu đã bước đầu xác định được mối liên hệ giữa toxoplasma gondi và quyết định hành động mạo hiểm của con người. Quan trọng nhất, chúng ta đã xác định được thực tế: sợ hãi và tình yêu không cách xa nhau, như mọi người vẫn tưởng” – nhà khoa học Mỹ kết luận.

Theo Nguyễn Hanh
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại