Trấn giữ biên cương với 'trận địa thông minh'

'Mắt thần' canh biên giới, biển đảo:

'Mắt thần' canh biên giới, biển đảo:

Trấn giữ biên cương với 'trận địa thông minh'

> 'Mắt thần' nào canh biên giới, biển đảo Việt Nam?

> 'Bẻ gãy' tập kích đường không ở Biển Đông 

TPO - Trong điều kiện thời chiến, mạng lưới ADSID và Wiless sensor network là lưới tọa độ cho các phương tiện hỏa lực các tầm như pháo binh, tên lửa tầm xa...

Một mạng cảm biến không dây (WSN) là một hệ thống truyền dự liệu tự động, bao gồm nhiều nút thu nhận và truyền dữ liệu khác nhau từ một đầu phát tín hiệu đến một đầu thu nhất định theo một con đường ngắn nhất. Trong trường hợp các đầu thu khác bị tổn thất, hệ thống có thể tự cấu hình lại và tìm con đường khác để đưa tín hiệu đến điểm cuối cùng.

Sơ đồ truyền dẫn thông tin theo mạng WSN.
 

Hệ thống mạng WSN là điểm mấu chốt quan trọng trong việc thiết kế cấu hình hệ thống. Trên một địa bàn rộng lớn được đặt các thiết bị ADGIS, hệ thống các bộ phận sensors sẽ kết nối thông tin giữa bất cứ một thiết bị phát nào đến tất cả các đầu thu trong cùng hệ thống.

Cấu hình hệ thống của mạng quản lý đường biên giới, hải đảo:.
 

Với các thiết bị ADSID (cây nhiệt đới), mạng Willess sensor network, hệ thống mạng truyền thông Viettel và hệ thống thông tin và cáp quang hữu tuyến. Hoàn toàn có thể quản lý toàn bộ đường biên giới hải đảo trong một không gian rộng lớn dưới một mạng duy nhất, ổn định. Nguồn thông tin từ bất cứ điểm nào trên toàn bộ đường biên giới có thể được cập nhật tức thời tại Trung tâm quản lý thông tin và điều hành tác chiến của bộ đội biên phòng, có thể chia xẻ thông tin cho các lực lượng vũ trang và bán vũ trang khác.

Với khả năng công nghệ hiện nay, mỗi một ADSID có khả năng quản lý một khu vực có bán kính từ 300 – 500m, một km2 đường biên giới có thể đặt từ 3 – 10 thiết bị ADSID dựa trên cơ sở đặc thù của địa hình và khả năng truyền dẫn thông tin của WSN, trên một diện tích đến 10 km2 dọc theo tuyến biên giới có thể đặt một anten đầu thu. Mọi thiết bị đều hoạt động hoàn toàn tự động

 

Với công nghệ hiện đại ngày nay, các phần cứng trong ADSID có thể lập trình hệ thống sao cho, trong điều kiện bình thường, các thiết bị ở trạng thái ngủ (sleeping) với mức tiêu thụ năng lượng ít nhất, trong trường hợp các sensor nhận được các tín hiệu âm thanh, từ trường hoặc địa chấn, vượt quá dải tần số cảnh báo, phần cứng trong ADSID mới trở về trạng thái kích hoạt, xác định tính chất vật lý của mục tiêu và truyền thông tin thu nhận được về trung tâm xử lý thông tin. Trung tâm xử lý thông tin sẽ xác định mục tiêu, định tính và định danh mục tiêu, đồng thời thông báo thông tin cho chỉ huy cấp trực tiếp điều hành tác chiến và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ.

Sơ đồ thể hiện tình huống ngăn chặn hoạt động xâm phạm chủ quyền.
 

Hệ thống chỉ sử dụng công nghệ GPS thời điểm ban đầu, khi đặt thiết bị Cây nhiệt đới ADSID, sau đó, phần mềm quản lý trung tâm sẽ lưu vị trí của thiết bị trên bản đồ kỹ thuật số, định danh và định mã số, đồng thời quản lý tọa độ của thiết bị trong tổng thể chung của toàn mạng.

Hệ thống sẽ kết nối với trung tâm và các đơn vị thành viên bằng hệ thống đường truyền đa phương tiện, vệ tinh viễn thông, truyền thông đa phương tiện của hệ thống thông tin vô tuyến và hữu tuyến dân sự và quân sự. Do đó, trong điều kiện xảy ra chiến tranh, nhiễu điện từ hoặc phá sóng GPS, sóng hữu tuyến, hệ thống vẫn hoạt động bình thường.

Trong trường hợp xảy ra xâm phạm đường biên giới, hải đảo. dựa vào những thông tin truyền về trung tâm từ các cây nhiệt đới ADSID, Trung tâm điều hành tác chiến và các đơn vị thành viên sẽ nhanh chóng xác định được chính xác khu vực đang có tình huống, số lượng người hoặc phương tiện đang xâm phạm khu vực, các đơn vị có mặt gần đó và có thể nhanh chóng giải quyết theo phân cấp được giao.

Hệ thống quản lý cở sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng trong hệ thống. Căn cứ vào những tính năng kỹ thuật của ADSID, các kỹ sư công nghệ phần mềm có thể xây dựng một hệ thống các module ứng dụng khác nhau, một trong những mudule phần mềm là cơ sở dự liệu các mẫu templetes về cường độ từ trường, cường độ và những đặc thù âm thanh của người, vật, phương tiện cơ động khác nhau để xây dựng hệ thống cảnh báo, đánh thức các ADSID và kích hoạt hệ thống truyền dẫn tín hiệu về trung tâm xử lý tín hiệu, đồng thời cảnh báo sớm cho các đơn vị thành viên.

 

Ở những điểm quan trọng của đường biên và hải đảo, có thể lắp đặt các camera đồng bộ và hệ thống truyền phát trực tiếp, nhằm nắm bắt được các đối tượng khả nghi. Cấu trúc mô phỏng của hệ thống có thể theo sơ đồ sau:

 

1- Quản lý vị trí và giao tiếp truyền thông của các đội tuần tra đường biên.

( Dùng bộ đàm nội bộ hoặc điện thoại di động, điện thoại vệ tinh tùy theo phân cấp quản lý và cấp độ nhiệm vụ).

 

2- Truyền thông tin về trung tâm, thông tin bao gồm:

- Thông tin video, hình ảnh( trực tiếp tại hiện trường )

- Truyền thông tin mã hoá khẩn cấp, có thể truyền vượt tuyến đến mức độ chỉ huy cao nhất

3- Trung tâm quản lý thông tin và các trung tâm thành viện phát hiện và định vị trí của mục tiêu quan tâm, sử lý thông tin tự động và bằng các chuyên gia thu thập và nhận định trong khu vực quản lý của đơn vị từ cấp đồn đến cấp trung tâm quản lý và điều hành của Bộ tư lệnh biên phòng.

       

Screen (dự kiến) phần mềm quản lý thiết bị ADSID trên nền bản đồ 3D

4- Đường truyền thông đa phương tiện, Vệ tinh, mạng willess, mạng vô tuyến, mạng hữu tuyến được lắp đặt các thiết bị wiless sensor network có dung lượng truyền tải thông tin lớn, nhằm mục đích đảm bảo dòng tín hiệu tự động truyền tải về trung tâm và các đơn vị liên quan, không phụ thuộc vào ngoại cảnh và tình hình bên ngoài.

'Trận địa' thông minh

Căn cứ vào những nghiên cứu tổng quan, có thể nhận thấy rằng:

- Thiết bị ADSID là mẫu thiết kế sản phẩm đã từng sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, cấu trúc thiết kế và các thông số kỹ chiến thuật khai thác sử dụng hoàn toàn phù hợp với môi trường Việt Nam, hiện nay ngoài quân đội Mỹ đã sử dụng, các nước khác không có hệ thống tương đương.

- Do đã có mẫu sẵn sàng, vấn đề nghiên cứu thiết kế chế tạo lại dựa trên cơ sở công nghệ viễn thông ngày này không phải là vấn đề mới, mà chỉ là tối ưu hóa dựa trên cơ sở những tính năng kỹ chiến thuật đã có.

- Các bộ phận bên trong – micro nhạy âm thanh, thiết bị đo địa chấn, thiết bị đo từ trường, thiết bị tạo môi trường điện từ đã có rất nhiều trên thị trường trong và ngoài nước, có chất lượng tốt, độ bền cao và giá thành hợp lý. Trong điều kiện cho phép có thể phát triển sản xuất trong nước với giá thành hạ. Thậm chí với công nghệ ngày nay có thể tích hợp cả trinh sát hồng ngoại và đo xa laser, cũng như lắp đặt các CPU nhỏ trong thiết bị nhằm tối ưu hóa đường truyền dữ liệu và giải quyết vấn đề sử dụng lâu dài.

- Hệ thống mạng viễn thông, truyền thông và công nghệ thông tin rất phổ cập, hiện đã phủ sóng trên cả nước, đến cả vùng sâu và vùng xa, hệ thống điện thoại hữu tuyến cũng khá đầy đủ và thông xuốt trên mọi vùng biên cương của Tổ quốc.

- Công nghệ quản trị hệ thống đã thực hiện ổn định nhiều năm, vấn đề phát triển hạ tầng quản trị dữ liệu cũng đã là vấn đề được thực hiện ở nhiều doanh nghiệp trong nước.

Tổng quan cho thấy: hệ thống có thể thực hiện được với công nghệ trong nước.

Khai thác sử dụng trong quốc phòng – an ninh:

Thực tế cho thấy, một hệ thống quản lý biên giới, quần đảo, hải đảo của tổ quốc có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, các thông tin có thể được chia xẻ cho rất nhiều lực lượng nhằm quản lý các khu vực vùng sâu, vùng xa Tổ quốc như: Kiểm lâm, Hải quan, lực lượng cảnh sát, cứu hộ, chống cháy rừng.

Riêng trong lĩnh vực quốc phòng và phòng thủ đất nước, hệ thống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cả thời bình và thời chiến. Thời binh, hệ thống giúp quản lý vững chắc vùng đất biên cương, cập nhật kịp thời, chính xác từng ngày giờ tình hình trên toàn tuyến biên giới và hải đảo.

Trong điều kiện thời chiến, mạng lưới ADSID và Wiless sensor network là lưới tọa độ cho các phương tiện hỏa lực các tầm như pháo binh, tên lửa tầm xa, không phụ thuộc vào hệ thống GPS và hệ thống viễn thông vệ tinh, có thể bị phá hủy hoặc gây nhiễu ngay từ giai đoạn đầu tiên của chiến tranh.

Hệ thống có thể chịu được mọi điều kiện của chiến trường do cắm ngầm vào đất ( mưa, gió, lũ lụt, cháy rừng…) và có thể truyền thông tin cả bằng hữu tuyến và vô tuyến, nên trong mọi điều kiện chiến trường, vẫn có thể là thiết bị truyền thông và định hướng tốt cho mọi phương tiện chiến đấu, từ lực lượng đặc công đến lực lượng máy bay, pháo binh - tên lửa.

Trên thực tế, hoàn toàn có thể lắp kèm với thiết bị một trận địa mìn với kip nổ điện tử và khối nổ thông minh, trong điều kiện bình thường, kíp nổ điện tử nằm trong trạng thái ngủ hoàn toàn, khi có mệnh lệnh sẵn sàng chiến đấu, các kíp nổ có thể bước vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu các cấp theo yêu cầu (tăng cường – cao – toàn bộ). Đây thực tế là một trận địa thông minh mà người sử dụng chúng có thể ở cách xa hàng trăm km, vẫn có thể thực hiện được nhiệm vụ chiến đấu.

Từ những nghiên cứu mang tính tiền khả khi, có thể thấy, nếu được thực hiện, dự án sẽ dựng lên một bức tường đồng vách sắt bảo vệ biên cương.

Trịnh Thái Bằng

Theo Đăng lại