Toàn quyền Australia trong thể chế khối Thịnh vượng chung

TPO - Theo hệ thống của khối Thịnh vượng chung, chức vụ Toàn quyền Australia đại diện cho Nữ hoàng Anh tại Australia.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Phu nhân và Toàn quyền Australia David Hurley cùng Phu nhân trao đổi quà tặng trong tiệc chiêu đãi tối 4/4. (Ảnh: TTXVN)

Toàn quyền được quốc vương bổ nhiệm theo đề cử của các bộ trưởng chính phủ. Toàn quyền là chủ tịch hội đồng điều hành liên bang, tổng tư lệnh lực lượng vũ trang.

Chức năng của toàn quyền bao gồm chỉ định các bộ trưởng, thẩm phán và đại sứ, chấp thuận các luật đã được quốc hội thông qua, thông qua việc bầu cử và trao tặng danh hiệu.

Nhìn chung, toàn quyền phải tuân thủ các quy ước của hệ thống Westminster, giữ quan điểm trung lập chính trị, hành động theo lời khuyên của thủ tướng, các bộ trưởng khác hoặc quốc hội. Toàn quyền cùng đóng vai trò nghi lễ: Chủ trì các sự kiện tại Nhà Chính phủ tại thủ đô Canberra hoặc Dinh thự Thống đốc ở Sydney

Toàn quyền không có nhiệm kỳ cụ thể, nhưng thường đảm nhiệm trong 5 năm.

Từ năm 1901 đến 1965, 11 trong tổng số 15 toàn quyền Australia là quý tộc Anh, gồm 6 nam tước, 2 tử tước, 2 bá tước và 1 công tước. Các toàn quyền từ sau đó đều là người sinh ra ở Australia, ngoại trừ Sir Ninian Stephen, người chuyển đến Australia sinh sống từ tuổi niên thiếu. Toàn quyền Quentin Bryce là phụ nữ từng giữ chức vụ này.

Theo hiến pháp, quyền hành pháp của khối Thịnh vượng chung được trao cho Nữ hoàng và được toàn quyền thi hành với tư cách đại diện cho nữ hoàng. Toàn quyền là người đứng đầu hội đồng hành pháp liên bang. Theo quy ước, thủ tướng được bầu vào hội đồng này và đề cử người vào các vị trí bộ trưởng và thư ký quốc hội.

Về ngoại giao, toàn quyền thực hiện các chuyến thăm cấp nhà nước đến quốc gia khác, đại diện cho Australia và quốc vương của khối Thịnh vượng chung.

Toàn quyền David Hurley được bổ nhiệm từ ngày 1/7/2019. Ông là cựu sĩ quan cao cấp trong Lục quân Australia, là Thống đốc thứ 38 bang New South Wales, nhiệm kỳ từ năm 2014 - 2019.