Gia đình họ có duy nhất một người con trai và họ phải cùng nhau chăm sóc mẹ của Phục Hy. Tuy nhiên thời kỳ này cuộc sống người dân Trung Quốc cực kỳ thiếu thốn về lương thực và tiền bạc. Chính vì vậy đã dẫn đến nhiều hoàn cảnh éo le, túng quẫn và gia đình Phục Hy cũng không nằm ngoài vòng xoáy ấy. Bố Phục Hy và vợ phải đứng trước sự lựa chọn là giết chết chính con trai của mình để tiết kiệm số tiền ít ỏi mà chăm lo cho mẹ già hoặc là cả nhà cùng chết vì không có tiền để mua thức ăn.
Vợ chồng họ đã đưa ra quyết định đó là đào lỗ và chôn sống người con trai độc nhất. Điều kỳ tích đã đến khi họ đào huyệt, kho báu với nhiều đồng vàng, như là một phần thưởng của trời cao cho sự hiếu thảo của họ. Gia đình họ đã cùng nhau sống hạnh phúc đến cuối cuộc đời – một cái kết có hậu.
Cậu bé đã phản ứng rất dữ dội và khuyên cha mình rằng: “Cha, nếu cha làm như vậy thì con cũng sẽ làm tương tự như cha đã làm với ông ngoại khi cha về già”. Người cha thức tỉnh và cả gia đình cùng nhau qua khó khăn. Theo một số tài liệu sử học, giai đoạn người Mông Cổ cai trị bên cạnh chế độ hà khắc và bóc lột, còn có sự khắc nghiệt của thời tiết được gọi là Thời kỳ tiểu băng hà. Đây là khoảng thời gian ở châu Âu và châu Á có thời tiết lạnh hơn bình thường. Dẫn đến hậu quả là nạn đói và tình trạng thiếu thốn lương thực diễn ra khắp mọi tỉnh thành của Trung Quốc.
Công trình khảo cổ này tô đậm thêm tính huyền thoại, hư cấu trong các câu chuyện truyền thuyết của người Trung Hoa. Bên cạnh đó mỗi bức tranh được vẽ trên những bức tường của ngôi mộ mô tả sự đề cao Ngũ Thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Chí, Tín trong đời sống của người dân trong mọi thử thách gian nan. Ngôi mộ này được phát hiện năm 2012 và công bố phiên bản tiếng anh năm 2016 trên cuốn tạp chí Chinese Cultural Relics.
Theo Fox News