Khi mang thai và cho con bú là thời kỳ sức đề kháng yếu nhất. Theo đó mẹ bầu có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn bình thường, thay đổi thời tiết đột ngột hoặc thời điểm giao mùa cộng thêm tình trạng ô nhiễm không khí khiến họ dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, trong đó triệu chứng ho khan, ho có đờm là phổ biến nhất.
Bị ho trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nếu là triệu chứng ho thông thường, ho do hóc dị vật, ho tự hết sau 1 - 2 ngày thì các mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài, kể cả ho có đờm hoặc ho khan… thì cần lưu ý điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong bụng. Trường hợp ho không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như:
- Những cơn ho kéo dài khiến các mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, suy nhược… ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
- Các cơn ho kéo dài liên tục trong nhiều ngày, những cơn ho mạnh sẽ dẫn đến co thắt tử cung, có thể gây động thai.
- Nếu mẹ bầu bị ho do nhiễm trùng, thường gặp là nhiễm trùng đường hô hấp, mẹ cần sớm điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Thuốc trị ho hiệu quả từ thảo dược cho phụ nữ có thai và cho con bú
Bị ho trong quá trình mang thai khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi vì không biết nên xử lý như thế nào, lo sợ ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Có không ít chị em do trì hoãn việc điều trị dẫn đến mất giai đoạn vàng trong điều trị, khiến tình trạng ho nặng hơn.
Viêm đường hô hấp nguyên nhân chủ yếu là do virus gây ra nên đa phần không cần dùng kháng sinh, việc khắc phục lúc này tập trung vào xử lý các triệu chứng để giảm bớt sự khó chịu cho bà bầu.
Theo các chuyên gia tai mũi họng, việc sử dụng sản phẩm trị ho từ thảo dược ở phụ nữ mang thai khi có dấu hiệu viêm hô hấp nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Xử lý sớm sẽ mang lại hiệu quả cao, thời gian khắc phục ngắn và tốt hơn.
Siro thuốc ho Bổ Phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ (không đường) được chiết xuất từ các thảo dược lành tính, sản phẩm sử dụng đường không năng lượng nên dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú, cũng như người tiểu đường, béo phì và trẻ nhỏ. Thuốc chuyên trị các trường hợp ho do cảm mạo, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, ho lâu ngày không khỏi, đau rát họng, khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản.
Thuốc ho Bổ Phế Nam Hà tác dụng theo cơ chế 3 tác động: Trị ho - Hoá đờm - Bổ phổi.
- Trừ ho: Kháng khuẩn, chống viêm, sát khuẩn họng và giảm tính hưng phấn của trung tâm ho, trừ ho nhanh, giảm đau rát họng, khản tiếng.
- Hoá đờm: Làm loãng đờm, tống hết đờm nhớt ra khỏi phế quản, làm sạch đường thở, ngăn đờm nhớt tràn vào phổi.
- Bổ phổi: Bách bộ, Cam thảo, Thiên môn, Tỳ bà diệp, Tang bạch bì có tác dụng bổ phổi, thanh phế dùng hàng ngày giúp nâng cao thể trạng đường hô hấp, hỗ trợ phòng ngừa và giảm nguy cơ tái phát viêm đường hô hấp.
Thuốc ho Bổ Phế Nam Hà được sản xuất trên dây chuyền tự động, nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, GSP, GLP-WHO. Việc kết hợp chặt chẽ từ phương pháp y học cổ truyền với công nghệ tiên tiến vừa đảm bảo giữ nguyên những ưu việt đặc thù, vừa tạo ra sản lượng lớn có chất lượng, đồng đều và ổn định.
Bổ Phế Nam Hà tự hào 2 lần liên tiếp được vinh danh là "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam". Đến nay, thương hiệu Bổ Phế Nam Hà đã 2 lần liên tiếp được công nhận danh hiệu uy tín này nhờ đáp ứng đủ cả 3 tiêu chí "Chất lượng - Đổi mới sáng tạo - Năng lực tiên phong".
Bổ phế Nam Hà - Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Công dụng: Chuyên trị các trường hợp ho do cảm mạo, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, ho lâu ngày không khỏi, đau rát họng, khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản.
Thành phần: Bạch linh, Cát cánh, Tỳ bà diệp, Mơ muối, Tang bạch bì, Bán hạ chế, Bách bộ, Cam thảo, Thiên môn đông, Bạc hà, Xạ can, Bạch phàn, Tinh dầu bạc hà.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
415 Hàn Thuyên, phường Vị Xuyên, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Giấy XNQC của sản phẩm thuốc ho viên ngậm Bổ Phế Nam Hà số: 1e/2023/XNQC/YDCT; Sirô thuốc ho Bổ Phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ số: 3e/2023/XNQC/YDCT; Sirô thuốc ho Bổ Phế Nam Hà chỉ khái lộ số: 4e/2023/XNQC/YDCT do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y Tế cấp.