Những cảm giác này khiến các hormone điều khiển tâm trạng hoạt động trực tiếp trên tế bào mỡ, khiến các mô mỡ tăng lên. Vì thế, kiểm soát được tâm trạng cũng giúp bạn kiểm soát được cân nặng của mình.
1. Lo lắng
Một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí ăn uống và rối loạn trọng lượng cho thấy, lo âu là một trong những yếu tố quan trọng nhất liên quan đáng kể đến tăng cân. Khi lo lắng, cơ thể bạn cảm giác giống như bị căng thẳng thường xuyên nên dễ dẫn đến rối loạn ăn uống
2. Căng thẳng
Khi bị căng thẳng, điều đầu tiên cơ thể làm là sản xuất adrenaline. Hormone này khiến các tế bào mỡ khắp cơ thể tiết axit béo dự trữ vào máu để dùng làm năng lượng.
Đồng thời, căng thẳng khiến lượng hormone cortisol dự trữ trong cơ thể tụt xuống và khi cortisol không đủ để hoạt động ở mức tối ưu sẽ gây mất năng lượng, dẫn đến cảm giác đói và rất đói.
3. Cô đơn
Một nghiên cứu mới trên Tạp chí hormone và hành vi cho thấy, những người cảm thấy cô đơn có nồng độ hormone ghrelin - loại hormone kích thích sự thèm ăn sau khi đã ăn, khiến chúng ta cảm thấy cần phải “tự an ủi” mình bằng thức ăn.
4. Buồn chán
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về rối loạn ăn uống, khi buồn chán não của chúng ta gắn kết với các loại thực phẩm bị cấm như là phần thưởng cho bản thân, thậm chí là ăn rất nhiều.
Cũng trong những người được khảo sát, “buồn chán” là lý do hàng đầu được giải thích cho việc ăn rất nhiều.
5. Hạnh phúc
Một đánh giá từ hơn 600 nghiên cứu cho thấy việc kết hôn và sống hạnh phúc chung một nhà khiến chúng ta tăng cân.
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc ăn uống cùng nhau kèm hoạt động thể chất ít lại do không có nhu cầu giảm cân để tìm kiếm người bạn đời nữa đã khiến các cặp đôi tăng cân nhanh chóng.