Ông Nghĩa chủ tịch tỉnh (NSND Hoàng Dũng) gọi Viện trưởng Viện Kiểm sát, Huy đến để nói về trường hợp của ông Tùng-Chủ tịch huyện Thanh Giang. Đó là đàn em của ông Nghĩa, ngày xưa thay ông Nghĩa ký quyết định cổ phần hóa nhà máy đường, bán với giá thấp. Ông Nghĩa phản ứng vì ông Tùng nhận được giấy mời lên làm việc nhưng báo bận, Viện Kiểm sát không liên lạc lại mà âm thầm điều tra ông Tùng.
Ông Nghĩa tức giận vì Viện kiểm sát động tới đàn em làm ở huyện
Viện trưởng Viện Kiểm sát giải thích không có chuyện đó, mời Huy báo cáo. Huy nói rằng ban chuyên an nhận thấy việc cổ phần hóa nhà máy đường có vai trò rất quan trọng: “Lộ trình cổ phần hóa nhà máy đường được rút ngắn một cách bất thường. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sở hữu phần đất của nhà máy thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Từ đó chúng tôi đặt ra nghi vấn liệu có sự tác động từ cấp phê duyệt, mà cụ thể ở đây là Ban Chỉ đạo Cổ phần hóa doanh nghiệp”.
Huy giải thích với Chủ tịch tỉnh
“Người chịu trách nhiệm cuối cùng là tôi. Vậy các anh đã gửi hồ sơ của tôi lên ban Nội chính chưa”, ông Nghĩa cáu. Ông Văn giải thích chỉ gửi hồ sơ vụ việc lên Ban Nội chính, trong đó nói rõ khúc mắc ở đâu. Ông Nghĩa cho rằng chỉ nên xử lý ông Tùng nội bộ, có định làm gì phải báo cáo Thường ủy.
Ông Nghĩa cảnh báo: “Một cựu giám đốc bị bắt, một giám đốc tự tử. Các anh định xới tung tỉnh Việt Thanh lên à”, ông Nghĩa tức giận nói. Ông tuyên bố dừng cuộc họp, sẽ trao đổi với ông Nhân Bí thư (NSND Trọng Trinh). Huy hỏi ý kiến ông Văn, ông Văn đanh mặt nói sẽ làm đúng chức năng của Viện. Viện Kiểm sát không có ý định “giơ cao đánh khẽ”.
Bà Hiền Phó Bí thư thường trực nói về giám sát vụ điều tra Thiên Thanh 2: “Ban Nội chính phải chỉ đạo cơ quan tư pháp tích cực điều tra vụ Thiên Thanh 2. Nếu có cá nhân nào vi phạm như anh Chỉnh, nhất thiết phải bị xử lý. Tôi cũng lưu ý hiện nay đã có hiện tượng chạy án hoặc gây sức ép để giải quyết vụ việc trong phạm vi nội bộ, Ban Nội chính phải rất sát sao về việc này”.
Bà Hiền yêu cầu xử lý sai phạm triệt để
Mai Hồng Vũ (Việt Anh) gọi cho Thông thúc giục chuyện bắt Lê Hoàng. Thông thấy Vũ nôn nóng đành thông báo đàn em bên Lào đang truy hai chị em bà Hoa. Ở Lào, chị em bà Hoa bị tay chân của Mai Hồng Vũ tra tấn bắt khai ra thông tin của Lê Hoàng. Hai chị em bà Hoa trả lời không biết liền bị chích điện đau đớn.
Em bà Hoa bảo bà Hoa không liên quan xin tha, còn bản thân anh ta cũng không biết Lê Hoàng trốn ở đâu vì Hoàng đến ở nhà thì anh cho ở nhà. Chúng ép em trai bà Hoa phải khai ra, bắt đầu tra tấn bà bằng cách chụp ni lông vào đầu và cổ khiến bà bị ngạt. Em bà Hoa không khai liền bị tra tấn dữ dội hơn.
Lê Hoàng gọi điện về cho vợ, hỏi xem Vũ có đến tìm không, rồi dặn cẩn thận. Vợ Hoàng định bảo gặp nhà báo Ngân (Thanh Hương), nhưng Hoàn bảo không nên tin ai. Hoàng xin số Huy Viện Kiểm sát, vì nhớ lời bà Hoa khuyên Hoàng nên về Việt Nam đầu thú.
Lê Hoàng dặn vợ tạm lánh vì sợ Vũ hại
Ông Nghĩa mời công an tỉnh lên làm việc, muốn ổn định sớm tình hình ở Việt Thanh. Ông nói cá nhân mình không can thiệp vào việc điều tra, chỉ coi như cuộc bàn bạc, góp ý. Ông Nghĩa nói buộc phải dừng dự án nam sông Giang. Sau vụ khởi tố bắt tạm giam ông Chỉnh, mọi người hoang mang. Ông Nghĩa ví Việt Thanh như cái lò, bùng lên bất cứ lúc nào và không biết ai sẽ trở thành củi tiếp theo.
Ông Nghĩa muốn nhanh chóng khép lại án
Thông Thủ trưởng cơ quan điều tra báo cáo vụ việc, trấn an ông Nghĩa rằng Vũ không tham gia trực tiếp tham gia mua bán, nên không bị xử lý hình sự. Thông và ông Nghĩa thống nhất mấu chốt phải bắt được Lê Hoàng. Ông Nghĩa nhắc đến ông Yên Trưởng Ban Chỉ đạo 217, bằng mọi cách phải giữ được ổn định của Việt Thanh. Mai Hồng Vũ vẫn đang gọi điện khắp nơi lên trung ương nhờ can thiệp, trong đó có ông Yên.
Trưởng Ban Nội chính làm việc với ông Văn. Ông Văn và ông Viết Giám đốc công an tỉnh đều thống nhất chưa mở rộng vụ án, bởi chưa bắt được Lê Hoàng. Ông Bá nói lãnh đạo tỉnh cũng có chỗ không thống nhất, bên yêu cầu xử lý nội bộ, bên lại muốn làm triệt để. Ông Bá nói ổn định ai cũng muốn nhưng phải thượng tôn pháp luật. Ông Văn đồng tình, tạm dừng vụ điều tra không có nghĩa là kết thúc.
Lê Hoàng gọi điện về nhà, nhưng vợ con anh đều bị đàn em của Vũ bắt và uy hiếp. Bọn chúng yêu cầu Lê Hoàng ra nộp mạng, nếu không vợ con sẽ bị làm hại. Hoàng ngẫm nghĩ hồi lâu rồi quyết định gọi về cho Huy. Huy hứa tuyệt đối giữ bí mật cho Hoàng, sẽ cố gắng giúp đỡ. Hoàng muốn trước khi đầu thú muốn xin Huy ngay lập tức đảm bảo vợ con được đảm bảo an toàn, và việc đầu thú chỉ Hoàng và Huy biết.
Hoàng muốn đầu thú, yêu cầu Huy đảm bảo an toàn cho vợ con
Huy báo cáo với ông Văn, nhắc lại yêu cầu thứ hai của Lê Hoàng rằng phải giữ bí mật. Ông Văn định thông báo cho công an tỉnh, nhưng Huy ngăn lại vì sợ trong cơ quan bảo vệ pháp luật có người giúp đỡ Lê Hoàng bỏ trốn.
Ông Văn sang gặp ông Viết lập đoàn công tác sang Lào, liền được đồng ý và cần bảo mật lộ lọt thông tin ra ngoài. Ông Viết nói sẽ chỉ cử cán bộ thật sự tin tưởng, có nghiệp vụ cao để dẫn độ tội phạm, tương trợ tư pháp với Lào. Ông Văn cử Huy và Thái-Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra- sang Lào.
Ông Văn sang gặp Giám đốc công an tỉnh đề nghị phối hợp sang Lào truy bắt Hoàng
Khôi Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát lo sợ nên ngăn cản không cử Huy đi Lào, nhưng ông Văn nói đã cân nhắc. Ông cũng không nhắc với ông Khôi về mục đích cử đi Lào. Ông Khôi thông báo ông Viết cử đoàn công tác sang Lào. Thông định phản ứng lại, nhưng ông Khôi can ngăn không nên ra mặt vì sợ bị đặt dấu hỏi. Thông gọi Vũ báo có biến, cần gặp với cả Khôi để bàn việc.