Một khám phá 65 triệu năm tuổi
Gã khổng lồ vùng cao nguyên: bức tranh của họa sĩ Viktor Radermacher dựa theo phỏng đoán về dáng vẻ của loài Ledumahadi mafube. Đứng trước nó là một loài khủng long Nam Phi khác, Heterodontosaurus tucki.
Ledumahadi mafube, có nghĩa là " tiếng sấm khổng lồ lúc sớm mai" trong tiếng Sesotho, một ngôn ngữ của Nam Phi. Loài này đi đứng rất khác thường: khi di chuyển, các chi của nó không duỗi thẳng và lúc nào trông nó như đang cúi người xuống. Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng L. mafube là một "thí nghiệm của quá trình tiến hóa". "
"Ấn tượng đầu tiên tôi về loài động vật này là xương chân nó rất cứng cáp" tiến sĩ Blair McPhee, tác giả chính của nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố báo chí. "Loài này có kích thước tương tự với các loài sauropod (nhánh khủng long hông thằn lằn) khổng lồ khác. Tuy nhiên trong khi cánh tay và chân của những con vật này thường khá mảnh mai, xương chi của loài Ledumahadi thì cực kì dày và to bản."
Tiến sĩ McPhee nói tiếp: "Đối với tôi điều này chỉ ra rằng xu hướng phát triển tới kích thước khổng lồ ở sauropodomorphs- nhánh khủng long dạng chân thằn lằn, không hề đơn giản chút nào. Cách mà những con vật này giải quyết các vấn đề thường gặp của cuộc sống, chẳng hạn như ăn uống và di chuyển, hóa ra lại đa dạng hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta từng nghĩ."
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology
Gã khổng lồ nặng 13 tấn, dài 15 mét.
Gã khổng lồ nặng 13 tấn, dài 15 mét (gấp đôi kích thước của một con voi châu Phi) này sống ở đầu kỷ Jura, khoảng 200 triệu năm trước. Hóa thạch của loài sauropod này đã được tìm thấy trong những năm 1980 ở Nam Phi, gần biên giới của đất nước với Lesotho (thời cổ đại nơi này nằm ở siêu lục địa Panagea). Nhưng mãi đến năm 2017, khi toàn bộ bộ hóa thạch của chú khủng long này được khai quật, các nhà cổ sinh vật học mới biết được cách nó di chuyển, LiveScience đưa tin.
Nhà cổ sinh vật học Jonah Choiniere của Đại học Witwatersrand (Wits) nhận thấy rằng Ledumahadi có quan hệ mật thiết, gần gũi với những loài khủng long khổng lồ khác từ Argentina, thêm một bằng chứng bổ sung cho giả thiết rằng lục địa Pangea vẫn đang hình thành trong thời kỳ đầu kỷ Jura. "Nó cho thấy các loài khủng long có thể di chuyển từ Johannesburg đến Buenos Aires cực kì dễ dàng tại thời điểm đó," Choiniere nói trong tuyên bố báo chí.
Tiến sĩ Jennifer Botha-Brink từ Bảo tàng Quốc gia Nam Phi đã phân tích mô xương của hóa thạch và xác định được đây một cá thể khủng long trưởng thành
Ông cho biết: “Khi nhìn vào cấu trúc vi mô của xương hóa thạch , chúng ta có thể biết rằng con vật này trưởng thành rất nhanh. "Các vòng phát triển (giống như các vòng trên thân cây) hàng năm ở vùng ngoại vi có khoảng cách gần nhau cho thấy tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể vào thời điểm nó chết."
Giống như hầu hết các loài sauropods khác, L. mafube là khủng long ăn cỏ có cổ và đuôi rất dài.
"Nhiều loài khủng long khổng lồ đi lại bằng bốn chân nhưng tổ tiên của chúng lại đi bằng hai chân. Các nhà khoa học từ lâu đã muốn tìm về sự thay đổi tiến hóa này, nhưng thật đáng ngạc nhiên, không ai tìm được cách thức đơn giản nào để tìm hiểu cách khủng long di chuyển, cho đến tận bây giờ" Tiến sĩ Roger Benson cho biết.
Phát hiện này được công bố chỉ một thời gian ngắn sau khi hóa thạch của Ingentia prima (có nghĩa là "anh em họ lớn") được khai quật ở Argentina.
Việc khám phá ra I. prima đánh dấu thời điểm các loài khủng long bắt đầu phát triển tới kích thước khổng lồ, sớm hơn khoảng 30 triệu năm so với mốc nghiên cứu trước đó.
"Ấn tượng đầu tiên tôi về loài động vật này là xương chân nó rất cứng cáp" tiến sĩ Blair McPhee, tác giả chính của nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố báo chí. "Loài này có kích thước tương tự với các loài sauropod (nhánh khủng long hông thằn lằn) khổng lồ khác. Tuy nhiên trong khi cánh tay và chân của những con vật này thường khá mảnh mai, xương chi của loài Ledumahadi thì cực kì dày và to bản."
Tiến sĩ McPhee nói tiếp: "Đối với tôi điều này chỉ ra rằng xu hướng phát triển tới kích thước khổng lồ ở sauropodomorphs- nhánh khủng long dạng chân thằn lằn, không hề đơn giản chút nào. Cách mà những con vật này giải quyết các vấn đề thường gặp của cuộc sống, chẳng hạn như ăn uống và di chuyển, hóa ra lại đa dạng hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta từng nghĩ."
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology
Nhà cổ sinh vật học Jonah Choiniere của Đại học Witwatersrand (Wits) nhận thấy rằng Ledumahadi có quan hệ mật thiết, gần gũi với những loài khủng long khổng lồ khác từ Argentina, thêm một bằng chứng bổ sung cho giả thiết rằng lục địa Pangea vẫn đang hình thành trong thời kỳ đầu kỷ Jura. "Nó cho thấy các loài khủng long có thể di chuyển từ Johannesburg đến Buenos Aires cực kì dễ dàng tại thời điểm đó," Choiniere nói trong tuyên bố báo chí.
Tiến sĩ Jennifer Botha-Brink từ Bảo tàng Quốc gia Nam Phi đã phân tích mô xương của hóa thạch và xác định được đây một cá thể khủng long trưởng thành
Ông cho biết: “Khi nhìn vào cấu trúc vi mô của xương hóa thạch , chúng ta có thể biết rằng con vật này trưởng thành rất nhanh. "Các vòng phát triển (giống như các vòng trên thân cây) hàng năm ở vùng ngoại vi có khoảng cách gần nhau cho thấy tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể vào thời điểm nó chết."
Giống như hầu hết các loài sauropods khác, L. mafube là khủng long ăn cỏ có cổ và đuôi rất dài.
"Nhiều loài khủng long khổng lồ đi lại bằng bốn chân nhưng tổ tiên của chúng lại đi bằng hai chân. Các nhà khoa học từ lâu đã muốn tìm về sự thay đổi tiến hóa này, nhưng thật đáng ngạc nhiên, không ai tìm được cách thức đơn giản nào để tìm hiểu cách khủng long di chuyển, cho đến tận bây giờ" Tiến sĩ Roger Benson cho biết.
Phát hiện này được công bố chỉ một thời gian ngắn sau khi hóa thạch của Ingentia prima (có nghĩa là "anh em họ lớn") được khai quật ở Argentina.
Việc khám phá ra I. prima đánh dấu thời điểm các loài khủng long bắt đầu phát triển tới kích thước khổng lồ, sớm hơn khoảng 30 triệu năm so với mốc nghiên cứu trước đó.
Theo Fox News