Những sai lầm làm gia tăng bệnh tim mạch ở phụ nữ

TP - Dưới đây là 15 sai lầm cơ bản mà phụ nữ hay mắc phải, khiến nguy cơ mắc bệnh tim ở chị em tăng cao.

1. Hiện tượng ra mồ hôi khi bốc hỏa

Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường có dấu hiệu bốc hỏa (hot flash) kèm theo việc toát mồ hôi.

Qua nghiên cứu các chuyên gia ở ĐH Y khoa Cornell (Mỹ) phát hiện thấy bốc hỏa có liên quan đến norepinephrine, một loại hormone làm tăng nhịp tim, huyết áp và lượng đường huyết. Nên đi khám và tư vấn chuyên môn.

2. Chỉ luyện tập thể thao không quá 20 phút/ngày

Theo hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) công bố đầu năm 2009, đối với nhóm phụ nữ ngoài 40 tuổi muốn giảm béo, giảm cân thì mỗi ngày nên tập từ 60-90 phút.

Lợi thế của tập thể thao là làm giảm huyết áp, giảm cholesterol (LDL) xấu và triglycerides, làm tăng cholesterol (HDL) tốt. Ngoài ra ở phụ nữ trung tuổi do hormone dao động nên việc luyện tập thể thao còn có tác dụng rất tốt giảm béo, giảm stress và rủi ro gây bệnh khác.

3. Bỏ liệu pháp hormone

Trước đây có nhiều nguồn tin trái ngược cho rằng liệu pháp hormone (HT) có thể làm gia tăng bệnh tim mạch nhưng theo các nghiên cứu gần đây phát hiện thấy cách điều trị này tốt cho nhóm phụ nữ mãn kính sớm, đặc biệt là liệu pháp estrogen có thể làm giảm 40-60% các chất cặn canxi trong thành mạch máu, làm giảm tắc nghẽn và giúp máu lưu thông tốt hơn.

4. Chỉ quan tâm đến hàm lượng cholesterol xấu

Theo nghiên cứu của ĐH New York có hai loại cholesterol cần tăng và  giảm đồng thời thì mới có tác dụng làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, đó là cholesterol tốt (cần phải tăng) và cholesterol xấu (cần phải giảm).

Nếu chỉ quan tâm đến cholesterol tốt thì chưa phát huy được tác dụng bởi  qua nghiên cứu cho thấy cứ tăng 1 điểm HDL thì giảm được rủi ro bệnh tim tới 3% (ở đàn ông là 1%).

Nếu mắc bệnh nên tư vấn bác sĩ để đạt mức LDL dưới 100 và HDL trên 50 bằng cách không dùng thuốc. Như thay đổi lối sống, tăng cường luyện tập, bỏ thuốc lá, giảm cân, giảm tiêu thụ mỡ xấu nhất là mỡ trans-fat.

5. Duy trì thói quen uống aspirin hàng ngày

Đây là loại thuốc có tác dụng làm loãng máu, giảm nguy cơ đông máu nhưng lại không có tác dụng phòng ngừa bệnh tim ở phụ nữ dưới 65, thậm chí nó có thể gây nguy hiểm chảy máu dạ dày.

Bác sĩ chỉ có thể kê đơn aspirin cho nhóm người trẻ tuổi có tiền sử mắc bệnh tim và không  được lạm dụng quá 325mg/ngày. Ngoài ra, uống các loại thuốc giảm đau khác cũng không có lợi, nhất là khi lạm dụng liều và dùng dài kỳ.

6. Thói quen dùng các loại mỡ xấu

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Australia thì chỉ ăn một bữa có hàm lượng mỡ tốt cũng có thể ức chế cholesterol hạn chế gây tắc mạch máu.

Ngược lại nếu ăn trung bình khoảng 3,6 gam mỡ trans-fat/ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim tới 3 lần so với mức 2,5 gam/ngày.

Với mối nguy hiểm như vậy giới y học Mỹ đã khuyến cáo chỉ nên dùng mỡ bão hòa ít  hơn 7% tổng lượng calo cần cho mỗi ngày (trước đây quy định là 10%) còn mỡ trans-fat không được quá 1%. Ví dụ, một ngày cần 2.000 calo thì dùng 14 gam mỡ bão hòa và 1 gam mỡ trans-fat (quen gọi là mỡ hydro hóa phần hay mỡ dùng đi dùng lại).

7.Không bao giờ ngủ trưa

Theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia ở ĐH Y khoa Harvard Mỹ thì giấc ngủ trưa có tác dụng rất tốt, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim vành ở phụ nữ tới 1/3.

Đây là kết luận được dựa vào nghiên cứu ở nhóm người từ 20-86 tuổi có thói quen ngủ trung bình 30 phút buổi trưa, 3 lần/tuần. Giấc ngủ ngắn này có tác dụng làm giảm stress và mệt mỏi.

8. Thói quen dùng vitamin dưới dạng điện phân

Theo những nghiên cứu gần đây của AHA thì mỗi ngày ăn 5-9 suất hoa quả (1 suất tương đương nửa bát rau) sẽ có tác dụng tốt hơn rất nhiều so với thuốc bổ, nhất là đối với tim, thực tế những nguồn thuốc bổ không phải là thần dược để làm giảm bệnh.

Riêng loại mỡ béo omega-3 có trong cá sẽ có tác dụng cao nhất đối với nhóm phụ nữ mắc bệnh cao huyết áp, nên ăn 2- 4 bữa cá/tuần sẽ giảm được 31% mắc bệnh tim so với nhóm không ăn thực phẩm này.

9. Quá đề cao nuôi dưỡng mà quên đi yếu tố môi trường

Một nghiên cứu do các chuyên gia bộ y tế Mỹ thực hiện có tên là Health Initiative đã phát hiện thấy, phụ nữ mãn kinh nếu sống trong môi trường ô nhiễm cao, nhất là các đô thị đông đúc sẽ có mức rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ rất lớn, nhất là các loại khí thải của phương tiện giao thông, các nhà máy hóa chất.

Vì vậy, muốn giảm bệnh nên giảm mức độ ô nhiễm và tìm những nơi trong lành để sinh sống, không nên quá tôn sùng cuộc sống đô thị, nuôi dưỡng tốt mà bỏ qua yêu tố môi trường.

10. Ngại đi khám bệnh

Ngại đi khám bệnh là một trong số những lý do làm gia tăng bệnh tim mạch. Chính vì vậy mà có người khi đi cấp cứu mới biết mình mắc bệnh. Theo khuyến cáo của AHA, phụ nữ nên đi khám bệnh định kỳ, đặc biệt là kỹ thuật chụp X quang thành mạch máu để kiểm tra nguy cơ tắc nghẽn mạch.

11.Lạm dụng muối

Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Y học Anh (BMJ) giảm ăn 25-30% muối có thể giảm được tới 25% nguy cơ mắc bệnh tim.

Nhóm người có mức huyết áp từ 130-139/80-85 nếu giảm 25-30% muối ăn sẽ giảm bớt được 20% tử vong vì bệnh tim. Nên ăn dưới 2,3 gam/ngày(tương đương một thìa cà phê).

12. Bỏ qua dấu hiệu đau ngực

Đau tức ngực là dấu hiệu mắc bệnh tim nhưng dễ bị bỏ qua, trong y học người ta gọi đây là hội chứng”thù địch”.

Theo đó, nam giới mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ, bởi vậy khi phát hiện dấu hiệu này không được bỏ qua mà nên đi khám càng sớm càng tốt.

13. Ỷ lại hoàn toàn vào chuyên môn

Những người mắc bệnh thường có quan niệm khi đi khám bác sĩ sẽ biết hết bệnh, dùng thuốc một cách vô tư mà không có biện pháp ngăn ngừa.

Theo nghiên cứu của AHA thực hiện, chỉ có 8% bác sĩ và 17% các chuyên gia tim mạch biết được thông tin về bệnh tim ở phụ nữ một cách chính xác, 42% bệnh nhân nữ biết được bệnh tình của mình còn 82% hoàn toàn lệ thuộc vào bác sĩ.

14. Thói quen hút thuốc lá

So với đàn ông tỷ lệ hút thuốc lá ở phụ nữ thấp hơn nhưng rủi ro gây bệnh tim lại cao hơn rất nhiều và đây cũng là thói quen rất nguy hiểm cho nhóm người trên 40 có tiền sử mắc bệnh.

Bỏ thuốc lá có thể tăng cân nhưng lợi thế lại rất cao, nên tư vấn bác sĩ để bỏ thuốc hoặc dùng liệu pháp thay thế nicotin hoặc dùng thuốc cai nghiện như zymban hay chantix...

15. Không quan tâm đến trọng lượng cơ thể

Rất nhiều người cho rằng trọng lượng cơ thể của họ là bình thường nhưng nếu dùng phương pháp tính trọng lượng hay còn gọi là chỉ số BMI mới biết dư thừa trọng lượng, đặc biệt là mỡ vùng bụng, thủ phạm làm tăng chất tạo viêm nhiễm có tên là CRP.

Theo tính toán nếu vùng bụng là 15 inxơ (khoảng 90 cm) thì hàm lượng triglyceride (một loại mỡ máu giống như cholesterol) sẽ tăng trên 150 và rủi ro mắc bệnh tim tăng cao gấp 5 lần so với những người có vòng bụng bình thường, vì vậy nên luyện tập thường xuyên và ăn uống khoa học sẽ giảm được các nguy cơ mắc bệnh này.

Khắc Hùng
Theo Net/More/HW-11/2009