Những câu chuyện ly kỳ của các cặp song sinh nổi tiếng thế giới

Theo lẽ thông thường, nhắc đến song sinh người ta sẽ nghĩ ngay đến những đặc điểm y hệt nhau về vẻ ngoài, năm sinh, tính cách… Nhưng với những câu chuyện ly kỳ dưới đây, bạn sẽ cảm thấy thú vị về những “định nghĩa” mới về song sinh.
Ảnh minh họa: Internet

Cặp song sinh chỉ giao tiếp với nhau và bằng… mắt

Cặp song sinh nhà Gibbons đều mắc chứng bệnh cấm khẩu. Bệnh cấm khẩu là bệnh khiến con người không thể nói được hoặc khó khăn khi phát âm. Bệnh thường xảy ra do cảm lạnh, sốt cao hay xuất huyết não, còn được gọi là “cấm khẩu y học”.

Họ không thể giao tiếp với người khác và cũng không cố gắng để làm điều đó. Họ chỉ giao tiếp với nhau bằng thứ ngôn ngữ không ai hiểu được - ánh mắt. Các bác sĩ đã cố gắng chữa trị bằng cách tách 2 người ra nhưng đều vô ích. Cho đến khi Jennifer qua đời vì chứng to tim, June mới bắt đầu giao tiếp với người khác.

Cặp song sinh sống xa cách từ bé nhưng có cuộc sống giống nhau một cách đáng sợ

Các cặp song sinh thường giống nhau ở mọi mặt: hình dáng, tính cách, sở thích vì họ cùng chia sẻ 1 mã AND, trừ những điều đến với họ trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn sẽ sốc khi biết về cặp song sinh James Edward Lewis và James Arthur Springer. Họ được 2 gia đình khác nhau nuôi nấng và sống xa cách nhau nhưng có cùng tên James do bố mẹ nuôi đặt.

Lewis kết hôn với một người phụ nữ tên là Linda. Nhưng sau đó, họ ly hôn và ông tái hôn với người vợ thứ hai là Betty, sinh ra con trai là James Alan. Còn người anh em song sinh Springer, ông cũng kết hôn với một người phụ nữ tên Linda. Thật khó tin rằng họ cũng ly hôn. Ông kết hôn với người phụ nữ khác có tên Betty và cũng sinh ra một cậu con trai là James Allan. Hai cậu con trai của họ chỉ khác nhau tên đệm.

Cặp song sinh có chiều cao chênh lệch lớn

Anh Hussain Bisad ở London cao 2,4m trong khi cô em gái sinh đôi Khardra đang sống tại Somali chỉ cao 1,67m. Điều này đã được ghi nhận là một kỷ lục thế giới về sự khác biệt về chiều cao giữa anh chị em sinh đôi. Đồng thời, Hussain cũng được công nhận là người có gang tay dài nhất từ trước đến nay. 

Cặp song sinh cùng mẹ khác cha

Wilma và Willem Stuart là 1 cặp vợ chồng người Hà Lan quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và họ đã có được 1 đôi song sinh được có tên là Koen và Tuen. Xét nghiệm AND cho thấy Koen, bé trai có mặt xanh, tóc đen, da trắng là con của Willem trong khi bé trai còn lại của cặp song sinh - Tuen với mắt đen, tóc đen, da nâu lại là không phải là con của Willem.

Nguyên nhân của vụ việc đã không được các bác sĩ tiết lộ. Cuối cùng, bệnh viện đã chịu thừa nhận sai lầm to lớn của mình. Sự thật được hé lộ. Ống hút trong phòng thí nghiệm đã được sử dụng 2 lần khiến cho tinh trùng của 2 người đàn ông bị lẫn lộn. Willem nhớ rằng hôm vợ chồng anh đến phòng chờ đã gặp 1 cặp vợ chồng da đen cũng đến lấy tinh trùng.

Khi Tuen 18 tháng tuổi, bệnh viện đã xác nhận được cha thực sự của Tuen. Mặc dù được phép gặp mặt nhưng cha thật sự của Tuen chỉ đứng từ xa nhìn cậu bé. Gia đình Willem quyết định vẫn nuôi nấng và chăm sóc cậu bé như con ruột của mình.

Cặp song sinh khác năm sinh

Catalin và Valentin là 1 cặp song sinh khác năm sinh được sinh ra tại Rumani. Catalin sinh vào tháng 12/2004 và Valentin sinh vào tháng 2 năm sau đó. Điều hy hữu này được các bác sĩ lí giải rằng do mẹ của 2 bé có 2 tử cung riêng biệt, với tỉ lệ xảy ra chỉ 1/50000. Và trường hợp của cặp song sinh này cũng là trường hợp đầu tiên khi 1 người cùng lúc mang thai.

Các bác sĩ giải thích điều đặc biệt này là do mẹ của 2 đứa trẻ có hai tử cung riêng biệt. Những trường hợp như thế này chỉ xảy ra với tỷ lệ 1 trong 50.000. Các bác sĩ cũng khẳng định rằng đây là trường hợp đầu tiên khi một người mang thai cùng lúc ở cả hai tử cung và sinh cách nhau 2 tháng. Hai cậu bé được sinh ra rất khỏe mạnh và được xuất viện cùng ngày.

Theo Theo SKGĐ