Nguy cơ tim mạch - 'Sát thủ thầm lặng' đe dọa tính mạng người cao tuổi

Bệnh tim mạch đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe đáng báo động tại Việt Nam, giống như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đây không chỉ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà còn là gánh nặng lớn với hệ thống y tế và các gia đình, do chi phí điều trị và các biến chứng khó lường.

Tim mạch – nguy cơ tử vong hàng đầu

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người Việt tử vong do bệnh tim mạch, chiếm đến 33% số ca tử vong toàn quốc. Tỷ lệ này cao hơn cả tổng tử vong do ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường cộng lại.

Số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Ung thư Toàn cầu (Globocan) cho thấy tử vong do bệnh tim mạch tại Việt Nam vào năm 2022 đạt mức khoảng 260.000 người. Trong đó, đột quỵ và thiếu máu cục bộ cơ tim là nguyên nhân phổ biến nhất, với số ca tử vong lần lượt là 165.000 và 95.000 người. Những con số này đáng chú ý khi đặt cạnh 120.000 ca tử vong do ung thư và 37.000 ca tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam

Theo TS.BS Nguyễn Thị Hậu, nguyên Phó Trưởng Khoa Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng tắc nghẽn mạch máu này là do sự tích tụ của mỡ trên thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa, từ đó cản trở lưu thông máu.

Đặc biệt, những biến cố này thường không có triệu chứng báo trước, khiến người bệnh khó phát hiện kịp thời để xử lý. Các triệu chứng phổ biến của cơn đau tim bao gồm đau ngực, khó thở, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh, và ở phụ nữ, triệu chứng có thể là đau lưng, đau thượng vị, buồn nôn hoặc nôn.

Trong khi đó, triệu chứng của đột quỵ thường xuất hiện dưới dạng yếu hoặc tê ở mặt, tay hoặc chân, lú lẫn, khó nói, khó hiểu lời nói, và các dấu hiệu mất thăng bằng. “Đôi khi, người bệnh cảm thấy đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân, thậm chí ngất xỉu. Việc nhận diện kịp thời những dấu hiệu này là rất quan trọng, giúp người bệnh nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ y tế, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm”, TS Hậu cho hay.

Một trong những yếu tố nguy cơ đáng chú ý nhất dẫn đến bệnh tim mạch là tăng cholesterol máu. Kết quả từ khảo sát quốc gia về các yếu tố nguy cơ bệnh lý không lây nhiễm tại Việt Nam năm 2015 cho thấy, khoảng 30% dân số Việt Nam mắc tình trạng tăng cholesterol toàn phần, với tỷ lệ này cao hơn ở nữ giới (35%) so với nam giới (25,2%). Đặc biệt, nhóm tuổi từ 50 đến 69 tuổi là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Tỷ lệ người trên 50 tuổi có cholesterol cao lên tới 44%, trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới.

Ngừa tim mạch bắt đầu từ dinh dưỡng

TS.BS Nguyễn Thị Hậu cho biết, việc phòng ngừa bệnh tim mạch không chỉ đơn giản là duy trì lối sống lành mạnh mà còn cần có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch. Chế độ dinh dưỡng đúng cách có thể giúp làm giảm cholesterol, kiểm soát huyết áp và đường huyết – những yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh tim mạch

Mới đây, ông Nguyễn Đình Nam, 62 tuổi, ngụ Quận 6 TP.HCM bị khó thở, tăng lên khi gắng sức, khi bế cháu nhỏ hoặc khi nằm xuống. Cảm giác đè nặng trong ngực, đau tức ngực, thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức, ho dai dẳng. Đáng nói, ông Nam nghĩ rằng thời tiết trở lạnh, mắc các triệu chứng hô hấp, cho đến khi chân phù lên, ông mới đi khám và biết được tình trạng sức khỏe của mình. Nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý, ông Nam đã giảm được mỡ máu cao, huyết áp cao.

Theo phân tích của các bác sĩ, chế độ dinh dưỡng tối ưu cho tim mạch là chế độ ăn giúp giảm thiểu các “yếu tố nguy cơ trung gian” gây ra bệnh tim mạch, đó là cao cholesterol huyết, cao huyết áp, cao đường huyết. Các loại thực phẩm có chứa Plant sterols (sterols thực vật), Omega 3, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp cũng như chế độ ăn ít muối, nhiều trái cây và rau đã cho thấy có thể giúp giảm cholesterol huyết, huyết áp và đường huyết.

Plant Sterols, còn được gọi là sterols thực vật, bao gồm phytosterol và phytostanol, là các hợp chất có cấu trúc tương tự như cholesterol, nhưng không được hấp thu hoặc được hấp thu rất ít. Chế độ ăn uống thông thường chứa lượng phytosterol thấp, không đủ theo khuyến nghị hàng ngày để mang lại hiệu quả điều trị đối với việc giảm cholesterol LDL (tối thiểu 1,5 g/ngày).

Các thực phẩm giàu Plant Sterols bao gồm dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt, và một số loại hạt. Hiện nay, đã có sản phẩm dinh dưỡng được bổ sung Plant Sterols để hỗ trợ người cao tuổi trong việc kiểm soát cholesterol một cách tự nhiên.

Axit béo Omega-3 là chất béo chưa bão hòa, bao gồm Eicosapentaenoic acid (EPA) và Docosahexaenoic acid (DHA). Cơ thể không tự tổng hợp được Omega 3, do đó, cần phải đưa vào qua chế độ ăn. Omega 3 có nhiều trong các loại cá béo nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích và cá mòi. Việc bổ sung Omega-3 thông qua chế độ ăn uống hoặc các sản phẩm dinh dưỡng giàu Omega-3 có thể giúp người cao tuổi duy trì chức năng tim mạch ổn định./.

Anlene Heart Plus là thực phẩm bổ sung với sự kết hợp đặc biệt của các dưỡng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe tim mạch gồm Plant Sterols, Omega 3, Folate, Vitamin B12, Kali…, sản phẩm có thể bổ sung dễ dàng và tiện lợi vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Đặc biệt, thành phần Plant sterols trong Anlene Heart Plus giúp hỗ trợ giảm 10% cholesterol xấu trong máu sau 3 tuần. Bổ sung 2 ly sữa Anlene Heart Plus mỗi ngày sẽ cung cấp 1.5g Plant sterols.

Bên cạnh đó, Anlene Heart Plus có chỉ số đường huyết thấp (GI 13.5). Chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp có thể giúp kiểm soát đường huyết và giảm cân với người tiền tiểu đường hoặc tiểu đường.

Anlene Heart Plus còn chứa hệ dưỡng chất Move Pro gồm đạm, canxi, magiê và kẽm, Collagen & vitamin C hỗ trợ cơ xương khớp.