Kết quả nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học Bê-la-rút, do nhà sinh học nổi tiếng Xéc-gây Ga-ga-rin lãnh đạo, cho thấy việc đeo nhẫn cưới ở ngón đeo nhẫn liên tục trong nhiều năm làm suy giảm khả năng tình dục là điều có cơ sở khoa học đáng tin cậy.
Chúng ta đều biết tới nguyên lý sau trong vật lý: Khi cho một dòng điện (với điện trường tương ứng có chiều nhất định) đi qua một vòng dây dẫn khép kín, hiện tượng cảm ứng sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn khép kín với lực điện trường theo chiều ngược lại, nhằm chống lại biến thiên của điện trường ban đầu.
Tương tự như vậy, các nơ-ron thần kinh trong ngón tay đóng vai trò như dòng điện, còn chiếc nhẫn là vòng dây dẫn khép kín.
Nếu đeo nhẫn vào ngón tay, nó sẽ gia tăng tác động lên cường độ các dòng năng lượng sinh học tương ứng trong ngón tay.
Theo kinh Ka-ma-su-tra, trục năng lượng sinh học của thận (Kidney Meridian) đi qua ngón tay thứ 4, đưa năng lượng tới huyệt Swadhishthana Charka, có chức năng kiểm soát để giữ hệ tiết niệu và hoạt động tình dục trong giới hạn bình thường.
Nếu nam giới thường xuyên tháo nhẫn cưới, tác động tiêu cực lên khả năng tình dục sẽ giảm do hạn chế tác động bất lợi lên các dòng năng lượng. Nhưng nếu họ đeo nhẫn cưới liên tục, tình hình có thể sẽ xấu đi một cách rõ ràng.
Tuy nhiên, Xéc-gây Ga-ga-rin cũng nhấn mạnh rằng vấn đề này và cơ chế hoạt động của nó thực ra phức tạp hơn nhiều, và kết quả nghiên cứu của ông cùng các cộng sự mới chỉ lý giải được phần nào mà thôi. Ví dụ như, chất liệu (vàng hay bạc) và trọng lượng của nhẫn cưới cũng có ảnh hưởng nhất định tới tác động lên cơ thể.
Theo SK&ĐS