Một số quan niệm sai về bổ sung Kali và Magnesi

Kali, Magnesi qua nhiều nghiên cứu chứng tỏ tác dụng có lợi trong việc chăm sóc sức khỏe trái tim, nhanh chóng phục hồi thể trạng. Bổ sung 2 ion này hàng ngày giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý tim mạch, làm giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Nếu coi trái tim là một cỗ máy thì Kali, Magnesi là nguồn dinh dưỡng giữ cho trái tim đập đúng nhịp, nhanh chóng phục hồi thể trạng cho bạn và cả gia đình.

1. Bổ sung Kali và Magnesi không có lợi cho tôi?

Không chỉ có lợi trong tim mạch mà Kali, Magnesi còn tham gia vào hoạt động nhiều cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy bổ sung Kali, Magnesi còn có lợi cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau.

2. Tôi khỏe mạnh bình thường, như vậy tôi không bao giờ thiếu Kali, Magnesi cả?

Ngay cả khi bạn khỏe mạnh, bình thường không mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, đái tháo đường,… vẫn có những giai đoạn cơ thể bạn cũng sẽ có nhu cầu bổ sung Kali, Magnesi nhiều hơn bình thường.

3. Thức ăn hàng ngày đủ cung cấp Kali và Magnesi cho tôi?

Cần lưu ý rằng lượng Kali ăn vào hầu như được hấp thu hoàn toàn, nhưng lượng Magnesi qua thức ăn chỉ hiệu quả bằng 1/25 lượng Kali đưa vào. Chế biến thức ăn làm mất 70% lượng Magie. Do đó, cần tăng lượng bổ sung đồng thời cả Kali và Magnesi qua đường uống (thuốc hoặc thực phẩm chức năng).

Bên cạnh đó, bạn có chắc mình đang cung cấp đủ Kali, Magnesi mỗi ngày cho cơ thể mình? Cụ thể, người ta ước tính trung bình dinh dưỡng một quả chuối chứa 422 mg kali, đáp ứng 10% nhu cầu hàng ngày của bạn. Một quả chuối nhỏ có chứa 362 mg và một quả chuối lớn là 487 mg. Một ly sữa đậu nành cung cấp khoảng 287 mg kali và một ly nước cam cung cấp 496 mg kali. Như vậy, bạn sẽ cần ăn ít nhất 10 quả chuối vừa, hoặc 9 cốc nước cam ,hoặc 16 ly sữa đậu nành để có được 100% lượng kali mỗi ngày theo nhu cầu khuyến cáo của Hoa Kỳ (2015-2020) là 4700mg.

Bên cạnh đó, việc bổ sung qua thức ăn không được khuyến nghị lâu dài vì có thể bổ sung lượng calo không mong muốn cho bệnh nhân và không hiệu quả trong việc điều chỉnh mất Kali liên quan đến tình trạng giảm clo máu như nôn, dùng thuốc lợi tiểu. Vì vậy, nếu chế độ ăn hàng ngày không thể đáp ứng đầy đủ Kali và Magnesi thì cần bổ sung dạng đường uống.

4. Tôi có thể bổ sung chỉ Kali hoặc Magnesi

Có tới 61% trường hợp hạ Kali máu kèm theo thiếu Magnesi đồng thời. Vì vậy, việc lựa chọn chế phẩm chứa đồng thời Kali và Magnesi giúp việc hấp thu hai khoáng chất này tốt hơn.

Bên cạnh đó chế phẩm kết hợp Kali và Magnesi trong cùng một viên giúp dễ dàng ghi nhớ lịch uống thuốc hơn cho bạn, tránh việc quên thuốc.

5. Bổ sung Kali, Magnesi dạng muối vô cơ hiệu quả hơn

Chế phẩm dưới dạng muối hữu cơ (như aspartate, citrate, gluconate) giúp dễ hấp thu và vận chuyển chính xác Kali, Magnesi tới đích tác dụng là bên trong tế bào hơn. Dạng muối vô cơ (như clorid, sulfat, carbonate) khó hấp thu và thường có mùi vị khó chịu.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chế phẩm bổ sung Kali và Magnesi khác nhau, mong rằng những thông tin trên có thể giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.