Nhóm nghiên cứu này cho biết: “Nhiều nghiên cứu trước đây đã khẳng định ảnh hưởng của thừa cân, béo phì đối với bệnh tiểu đường, nhưng về vai trò của stress đối với bệnh này vẫn chưa được quan tâm”.
Do vậy, phát hiện này được xem là một bước tiến mới trong phòng chống bệnh tiểu đường type 2.
Nhóm chuyên gia đã thu thập được 62 trường hợp phụ nữ có mỡ bụng đáng kể nhưng chưa hề có biểu hiện tiểu đường, sau đó đưa ra cho họ một bài kiểm tra về stress.
Khi những phụ nữ này nhớ lại những thời điểm họ bị khủng hoảng và stress, các chuyên gia đo được lượng đường và lượng chất epinephrine (một loại chất kích thích thần kinh) trong máu họ.
Kết quả cho thấy, những phụ nữ có nhiều mỡ bụng và lượng epinephrine cao thì lượng đường trong máu tăng nhanh khi bị stress. Mà lượng đường trong máu tăng là được xem là dấu hiệu làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2.
Ngược lại, những phụ nữ có ít mỡ bụng và bị stress nặng cũng như những người có nhiều mỡ bụng và bị stress nhẹ, lượng đường trong máu chỉ tăng nhẹ, với mức độ không thường xuyên.
Không có gì khó hiểu khi sự kết hợp giữa stress và béo phì lại làm tăng lượng đường trong máu. Chất epinephrine (sinh ra khi thần kinh bị kích động) sẽ kích thích tan mỡ, dẫn đến việc dư thừa axit béo.
Những axit béo này sẽ tiêu hao khi cơ thể vận động, thay vì các glucose bị tiêu hao. Glucose không bị đốt cháy sẽ dư thừa, dẫn đến lượng đường trong máu tăng.
Nếu bạn đang bị thừa cân, hãy thận trọng với những cơn stress. Và nếu bạn lại thường xuyên bị stress, thì nên kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu, để giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
Phan Hoa
Theo Reuters Health
www.evashop.vn