Làm gì để bụng hết đầy hơi?

Đầy hơi tuy không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu vô cùng cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet

Hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, căng ở vùng bụng và cảm giác “no” sau ăn, thậm chí dù đó chỉ là ăn với số lượng rất ít. Đây là một trong những chứng bệnh rất thường gặp do sự dư thừa chất khí mà cơ thể tự sản sinh.

Do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột.

Nếu các vi khuẩn có lợi này ở mức quá thấp, thực phẩm được đưa vào không thể chuyển hóa sẽ gây sình bụng do khí sinh ra từ các thực phẩm không tiêu hóa được, gây cảm giấc đầy hơi.

Để hết đầy hơi

- Việc lưu ý trong ăn uống là quan trọng hàng đầu.

- Cần ăn chậm, nhai kỹ, không nuốt vội vàng, không ăn no quá.

- Vệ sinh răng miệng hàng ngày tránh để bám các chất cặn bã ở chân răng, trong khoang miệng.

- Ăn xong chưa vội đi nằm ngay hoặc ngồi lâu mà nên đi lại nhẹ nhàng.

- Ngoài bữa ăn có thể dùng tay xoa bóp bụng (massage) để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày.

- Cần có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách hợp sinh lý bình thường như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột.

Những thực phẩm nên ăn

Các thực phẩm nên tránh

- Tất cả các loại ngũ cốc, các loại hạt khô nhưng không thêm muối hay mật ong.

- Cá và thịt, bao gồm cả thịt hun khói.

- Sữa chua lên men tự nhiên, phô mai mềm.

- Trứng

- Các loại rau xanh, khoai tây, khoai lang và cà chua.

- Tất cả các thực phẩm ngọt, gồm cả các loại bánh.

- Men và bất cứ thứ gì chứa nó như: bánh mỳ, bia, rượu.

- Các sản phẩm chứa mạch nha, thường có trong ngũ cốc ăn sáng.

- Chất cồn, dấm, các loại dưa muối.

- Tất cả các loại hoa quả, trừ táo xanh (tối đa là 2 quả/ngày), các loại quả khô, nước quả.

- Các loại nấm và phô mai xanh.

 Thuốc dùng

- Thuốc chống axit, chống tiết axit và chống đầy hơi: Loại này được dùng khi bị chứng khó tiêu, đầy hơi do thừa acid dịch vị như maalox plus, phosphalugel, gasvicon, pepsan... Các thuốc này vừa có tác dụng trung hoà axit, vừa chống đầy hơi trong dạ dày.

Hơn 90% trường hợp trướng bụng, đầy hơn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uốt chút ít là ổn.

- Có thể dùng thuốc kháng thụ thể H2 (ranitidin), thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol). Nếu bị chứng khó tiêu đầy bụng kèm theo ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản nên dùng các thuốc có chứa thêm thành phần là alginat (gasvicon). Do khi trào ngược alginat có tác dụng tráng bảo vệ niêm mạc thực quản không để acid dịch vị hại thực quản.

- Thuốc giúp điều hòa sự co bóp dạ dày: được dùng khi sự co bóp dạ dày kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm. Một số thuốc có thể dùng như metoclopramid, domperidon (motilium-M).

- Các men tiêu hóa để giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn như neopeptin, alipase, festal... có thể dùng thêm thuốc hỗ trơ sự tiết mật (chophytol).

Theo SKGD