Kỳ 2:

Kỳ nhân khiến báo lớn thế giới không thể lý giải, gọi là 'vị vua cuối cùng'

“Có niềm tin vào mục tiêu của mình, nỗ lực một cách tương xứng với công việc đó thì ai cũng có thể làm được điều mình muốn”

LTS: Là một huyền thoại của nền kinh tế Hàn Quốc, người sáng lập Tập đoàn Hyundai Chung Ju Yung đã xuất hiện trong rất nhiều sách, báo trên thế giới. Nhưng có lẽ tác phẩm sâu sắc nhất về cuộc đời ông lại chính là cuốn tự truyện "Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách".

Vì thế, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ đã chọn đây là một trong 5 cuốn sách Nền tảng đổi đời để đem đi trao tặng, mong người Việt - nhất là các bạn trẻ - được đọc, lĩnh hội bài học về tinh thần dám nghĩ lớn, dám làm điều không tưởng, dám thất bại, giữ chữ tín... để góp phần đất nước hùng cường.

 

Lần đầu tiên Chung Ju Yung rời bỏ miền quê nghèo khó là năm ông mới 16 tuổi và vừa tốt nghiệp tiểu học được 2 năm. Gom góp 47 chon làm lộ phí, ông và một người bạn nhịn đói để khỏi phải dùng đến số tiền này, đi bộ ròng rã 2 ngày không ngừng nghỉ với mục tiêu đến Chongjin - nơi đang xây dựng nhà máy thép và sân bay, để xin làm công nhân.

Sau quãng đường vất vả, kiệt sức, cả 2 quyết định dừng lại giữa đường và xin vào làm lao động nặng tại công trình xây dựng đường sắt Gowon - Bình Nhưỡng. 

Ngày nào cũng vậy, ông và bạn mình thức dậy, ăn cơm rồi đi làm từ tinh mơ đến tối mịt mới về. Dù tiết kiệm hết mức, số tiền dành dụm cũng chẳng đáng là bao. Tuy nhiên, đó là lần đầu tiên Chung Ju Yung thấy mãn nguyện khi được chiêm ngưỡng thế giới rộng lớn bên ngoài và tự hào vì có thể sống bằng chính sức lực của mình.  

 

Ông từng nghĩ: "Nếu có thể cho mình tiếp tục công việc thì mình có đủ tự tin để khám phá cái thế giới mới mẻ và rộng lớn bao la này". Nhưng chỉ 2 tháng sau, một ngày gần Tết Trung Thu, đôi mắt Chung Ju Yung bỗng nhòa đi khi nhìn thấy cha mình đứng trước mặt. Cuộc đào tẩu thất bại, ông cùng cha phải đi bộ 300 dặm trong suốt 2 ngày để quay về nhà.

Trên quãng đường ấy, kỉ niệm mà Chung Ju Yung nhớ nhất là cha ông đã dừng lại ở một nông trại, mua vài quả táo về làm quà. Dù đi xa đến thế nhưng những trái táo cha ông cầm trên tay cũng chỉ toàn loại dập nát, rơi rụng. Đó có lẽ cũng là những bài học đầy ám ảnh, khắc sâu thêm về hoàn cảnh đói nghèo và sự tiết kiệm trong lòng Chung Ju Yung.

Trở lại làm người nông dân, sau vụ thu hoạch, công việc khá nhàn hạ và một người từng ngắm nghía thế giới bên ngoài như ông lại cảm thấy chán vùng quê nghèo nàn, nuôi lòng quyết tâm bỏ nhà ra đi lần thứ hai.

Lần này, điểm đến của Chung Ju Yung và bạn đồng hành là Thủ đô Seoul. Trên đường đi, vì tin lời sẽ được xin việc của gã đàn ông xa lạ, Chung Ju Yung và bạn bị lừa hết lộ phí. Họ bị đuổi khỏi nhà trọ trong tình cảnh không một xu dính túi. Thế nhưng quyết tâm đến Seoul vẫn thôi thúc cả hai bước tiếp. 

Bất chấp cái đói cồn cào, quần áo chưa từng thay giặt, cả hai lên đường và trên hành trình đi qua một con sông, Chung Ju Yung phải dẹp bỏ sĩ diện, qua đò mà không có tiền trả để rồi phải ăn bạt tai, chịu đựng những lời chửi rủa thậm tệ. 

Vượt qua bao khó khăn nhưng khi chưa kịp đến Seoul, lúc trú tại nhà một người họ hàng, ông bị tố giác, đưa về nhà chỉ sau 10 ngày "đào tẩu". 

Những chuyến đi dù thất bại nhưng đã luôn dạy cho Chung Ju Yung rất nhiều bài học: Bài học về sự cần mẫn, chăm chỉ, về lòng tốt và sự xảo trá của con người, về giá trị đồng tiền và ý thức rằng khi nghèo khó thì phải sống thật tiết kiệm, quản lý chi tiêu từng đồng lẻ, thậm chí trong nhiều hoàn cảnh, vì muốn vươn lên phải dẹp bỏ cả cái tôi kiêu ngạo của mình.

 

Sau chuyến đi ngắn ngủi, điều khiến Chung Ju Yung bất ngờ nhất chính là thái độ nhẫn nại, không hề trách mắng nửa lời của cha ông. Đối với cha ông, Chung Ju Yung chỉ có con đường làm nông dân giỏi mới có thể cưu mang được các em và ông rất vui khi thấy con trai trưởng quay về. Chung Ju Yung cảm thấy vô cùng có lỗi khi đã khiến cha thất vọng. Ông lao vào công việc nhà nông bằng tất cả sự chăm chỉ, mẫn cán nhưng cũng chưa khi nào quên đi ý định rời bỏ mảnh đất gắn liền với đói khổ, cơ cực.

Ý định ấy đã thôi thúc Chung Ju Yung liều lĩnh lấy trộm 70 won tiền bán bỏ của cha mẹ - một số tài sản lớn đối với nhà nông, để bỏ trốn tới Seoul học làm kế toán. Đây là lần thứ ba ông bỏ nhà đi. 

Chung Ju Yung học hành hăng say, đọc đi đọc lại những cuốn sách mình có và chính kiến thức học được trong thời gian này đã giúp ích rất nhiều trong chặng đường khởi nghiệp về sau.

Tuy nhiên, "đời sinh viên" của Chung Ju Yung diễn ra quá ngắn ngủi. 2 tháng sau, đôi mắt Chung Ju Yung một lần nữa lại nhòa đi khi thấy cha mình xuất hiện. Lần đầu tiên, ông dứt khoát, mạnh mẽ cãi lời cha, cho rằng bằng giá nào cũng không thể quay về nhà.

Nhưng rồi một lần nữa, ông lại chấp nhận chịu thua trước thái độ nhẫn nại, van vỉ của cha mình. Người cha đã tìm kiếm con mình ở rất nhiều nơi. Khi đoán được con đang đi học ở Seoul, ông đã vừa đi bộ vừa khóc không biết bao nhiêu lần. Những giọt nước mắt của người đàn ông cả đời lam lũ, đã từng nuôi 6 người em nay lại phải nuôi 8 người con cùng câu nói "Bây giờ cha đã già rồi, con là con trưởng thì phải giúp cha chứ, nếu con bỏ mặc thì nhà ta thành bầy ăn mày hết" đã khiến Chung Ju Yung ứa nước mắt, ngậm ngụi từ bỏ giấc mộng làm nhân viên kế toán.

Trở lại cuộc sống người nông dân, Chung Ju Yung gần như biến thành một con người khác. Ông ít nói, thâm trầm hơn và dồn toàn tâm sức vào công việc đồng áng với hy vọng sẽ lo cho các em có cuộc sống êm ấm hơn. 

Nhưng đáp lại sự nỗ lực suốt cả một năm trời của Chung Ju Yung là cảnh mùa màng thất bát. Mùa đông năm đó dường như kéo dài bất tận. Cùng với cái lạnh buốt giá của bão tuyết là những cơn đói triền miên. Gia đình Chung Ju Yung chỉ ăn toàn cơm độn khoai tây hay đủ thứ gốc cỏ, vỏ cây khác sống qua ngày. Tình cảnh ấy khiến Chu Ju Yung một lần nữa lóe lên ý nghĩ: Nhất định phải "chạy trốn" khỏi miền quê nghèo đến cùng cực.

Trong những lúc đắn đo giữa một bên là trách nhiệm với gia đình với một bên là khát vọng làm giàu, một bên là ước mơ và một bên là thực tế 3 lần bỏ trốn thất bại, Chung Ju Yung nhớ đến bài học con ếch xanh. "Con ếch còn thành công, mình là con người cơ mà?", Chung Ju Yung tự nhủ.

Chuyện là, có một con ếch xanh muốn nhảy lên cành dương liễu, nhưng vì cành cây cao quá nên nó không chạm được. Không nản chí, ếch xanh cứ nhảy, 10 lần, 20 rồi 30 lần... Và cuối cùng, nó cũng thành công!

 

Bỏ trốn lần thứ tư, Chung Ju Yung đến Incheon một mình, dù chẳng biết sẽ làm gì ở đó. Sau thời gian làm thuê đủ loại việc, ông quay lại Seoul, xin làm chân sai vặt cho một nhà máy sản xuất nước mắm. Trong quãng thời gian đó, Chung Ju Yung luôn cảm thấy công việc ở xưởng làm mắm tuy đủ sống nhưng không giúp ông phát triển thêm bất cứ kỹ năng nào. Gần 1 năm, Chung Ju Yung vừa làm việc, vừa không ngừng tìm kiếm cơ hội mới và may mắn được cửa hàng gạo Phục Hưng Thương hội nhận vào làm.

Bắt đầu từ công việc vận chuyển gạo, dọn dẹp cửa hàng, sắp xếp sổ sách, Chung Ju Yung đã luôn nhận được sự tín nhiệm của ông chủ. Nhờ sự chăm chỉ, thật thà cùng tinh thần cầu thị, chẳng bao lâu, Chung Ju Yung đã gây dựng được một thứ rất đáng quý với mọi người xung quanh, đó là sự tin cậy.

 

Khi mới vào làm việc được 4 ngày, chủ cửa hàng giao cho ông việc chở gạo và một thúng đậu về nhà cho vợ mình. Dù chưa quen đi xe đạp nhưng Chung Ju Yung vẫn nhận lời. Không may hôm đó trời mưa, xe nghiêng bên nọ, nghiêng bên kia và cuối cùng thì bao gạo đã rơi xuống đường dính đầy bùn đất, còn thúng đậu cũng lẫn toàn đất cát đen thui.

Nhưng bất ngờ là bà chủ không tức giận mà còn cảm ơn vì sự nỗ lực của Chung Ju Yung. Sau lần đó, ngày nào ông cũng thức khuya, dậy sớm, có hôm trắng đêm để học chở gạo. Sự cần cù ấy đã khiến ông chủ cảm động và đánh giá rất cao. Chung Ju Yung là người duy nhất chở được 2 bao gạo cùng lúc và luôn dậy sớm, dọn dẹp cửa hàng thật ngăn nắp.

3 năm sau, lần đầu tiên sau khi bỏ trốn thành công và không bị cha phát hiện như 3 lần trước, ông tự hào viết thư về cho gia đình. Mức thu nhập 20 bao gạo 1 năm của ông là điều quá sức tưởng tượng với cha mình. Trong lá thư hồi đáp, cha ông chỉ nói ngắn gọn: "Vậy là con đã trưởng thành rồi, còn việc nào vui hơn việc này nữa!".

4 năm sau khi Chung Ju Yung làm việc ở cửa hàng gạo, một ngày bất ngờ, người chủ quyết định nhượng lại nó cho ông, để trở về Mãn Châu. Khách hàng của tiệm gạo rất nhiều, xưởng gạo cũng tín nhiệm Chung Ju Yung, nên cho phép nhập gạo đến cuối tháng mới tính tiền. Ở tuổi 22, Chung Ju Yung đã trở thành ông chủ, kiếm được nhiều tiền chính là nhờ CHỮ TÍN

Nhưng cuộc đời của Chung Ju Yung quả là chuỗi dài thử thách. 2 năm sau khi tiếp quản cửa hàng gạo, chỉ với một sắc lệnh khống chế và trực tiếp phân phát gạo của Phủ Tổng đốc do tình hình chiến tranh, cửa hàng của ông phải đóng cửa. 

Đó là một cú sốc rất lớn đối với Chung Ju Yung nhưng câu chuyện về cửa hàng gạo đã dạy cho ông một bài học vô giá: Giữ được CHỮ TÍN ắt sẽ có thành công. Cuộc đời đầy hiển hách sau này của ông, nhất là ở những lúc bên bờ phá sản, đã chứng minh bài học đó là vô cùng đúng đắn.

Với suy nghĩ lạc quan như vậy, Chung Ju Yung vui vẻ vinh quy về làng, mua thêm cho bố mẹ 660m2 đất, biếu cha một khoản tiền làm vốn rồi lấy vợ. Đầu năm sau, ông quay lại Seoul và tiếp tục hành trình khởi nghiệp. Cái tên Hyundai xuất hiện trong giai đoạn này. 

6 năm sau lần bỏ trốn thứ 4, Chung Ju Yung "vinh quy về làng" và quyết định lấy vợ. Bà Byun Joong-seok là người đã đồng hành cùng ông qua bao sóng gió, cho đến khi đầu bạc răng long.

Nội dung bài viết được rút từ tự truyện "Không bao giờ là thất bại, Tất cả là thử thách" của người sáng lập Tập đoàn Hyundai Chung Ju Yung, và nhiều tài liệu tham khảo khác. Đây là 1 trong 5 cuốn sách quý nền tảng đổi đời được Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tự tay tuyển chọn, viết thư ngỏ, với mong mỏi sách sẽ đến tay tất cả các bạn trẻ và nhân dân cả nước, để thay đổi nhận thức, thôi thúc khát vọng vươn lên làm giàu, cùng xây dựng đất nước hùng cường.

Ý chí vĩ đại tạo nên dân tộc vĩ đại!
KHI CÙNG NHAU, KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ!

 

“Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 Triệu Thanh Niên Việt” do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng nhằm kiến tạo Khát Vọng Lớn, Chí Hướng Vĩ Đại cho thế hệ Thanh Niên Việt Nam; xây dựng Trí Huệ và sự Minh Triết toàn diện cho 30 triệu Thanh niên Việt thông qua việc trao tặng hàng chục triệu cuốn sách quý đổi đời tới Thanh niên Việt để có sức mạnh tri thức đúng đắn và toàn diện, để từ đó chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất và sức mạnh thể chất, tạo nên sức mạnh của Quốc gia.

“Tủ sách nền tảng đổi đời” gồm hơn 100 đầu sách quý được CHỦ TỊCH Tập đoàn Trung Nguyên Legend ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách, từ hàng ngàn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại. Tủ sách thấm đẫm tư duy biện chứng, tuần hoàn liên thông từ lập thuyết đến thực hành, hợp nhất tinh hoa của toàn nhân loại để giúp học hỏi toàn diện và đúng đắn về 12 lĩnh vực căn cốt nhất: Khoa Học, Triết Học, Huyền Học, Y Học, Võ Học, Kinh Tài Học, Chính Trị Học, Đạo Đức Học, Xã Hội Học, Mỹ Học, Âm Thanh Học và Ngôn Ngữ Học. Trong đó, 5 cuốn sách “Nghĩ Giàu Làm Giàu”, ‘Khuyến Học”, “Quốc Gia Khởi Nghiệp”, “Đắc Nhân Tâm”, “Không Bao Giờ Là Thất Bại – Tất Cả Chỉ Là Thử Thách” là những cuốn sách mở đầu của “Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời”.

Từ năm 2018 - 2023, “Hành trình Từ Trái Tim” mong muốn trang bị đến hơn 20 triệu hộ gia đình, mỗi hộ gia đình là một thư viện ánh sáng tri thức toàn diện; từng “Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời” đến 11.085 nhà văn hoá xã; 212 nhà văn hoá quận; 1.642 nhà văn hoá huyện, thị trấn; 1.135 nhà văn hoá phường; thư viện của 713 đơn vị hành chánh gồm: 68 thành phố trực thuộc tỉnh, 50 thị xã, 49 quận và 546 huyện; trang bị toàn bộ hệ thống thư viện các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội,… và 30 triệu thanh niên trên mọi miền Tổ Quốc.

Số lượng sách dự kiến đạt tới trên 200 triệu cuốn, với nguồn lực chi phí cần có là gần 5 tỉ đô la. Trung Nguyên Legend hy vọng và tin rằng, Hành trình sẽ nhận được sự hưởng ứng, hội tụ, đoàn kết, lan tỏa và được tổ chức sâu rộng hơn, rộng khắp hơn trên mọi miền đất nước; cùng sự đồng hành ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, các nhân vật ảnh hưởng, giới tinh hoa, truyền thông…vì một Chí Hướng Lớn, vì một Khát Vọng Vĩ đại, Khởi Nghiệp Kiến Quốc không chỉ cho 30 triệu thanh niên Việt mà cho mọi gia đình, mọi công dân Việt Nam. Với nguồn lực còn hạn chế về nhân lực, vật lực… nhưng Tập đoàn Trung Nguyên Legend sẽ thực hiện bằng Tâm Thiện Lành và trách nhiệm cao nhất.

Đến nay, “Hành trình từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt” đã có sự đồng hành của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam… cùng nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các nhân vật ảnh hưởng trong nước và quốc tế; cùng các cơ quan truyền thông: Một Thế Giới, Thanh Niên, Soha, Tiền Phong…Hành trình đang tiếp tục tổ chức các chương trình hoạt động dành cho học sinh, sinh viên, thanh niên quân đội…tại hệ thống các trường Đại học, Học Viện, Cao đẳng, phổ thông trung học; hệ thống các nhà thư viện, nhà văn hóa… trên khắp cả nước và vùng biển đảo xa xôi nhất của tổ quốc.

Thông tin chi tiết về ‘Hành trình từ Trái tim - Hành trình Lập Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt” liên tục được cập nhật tại www.hanhtrinhlapchividai.com   hoặc https://www.facebook.com/lapchividai  

Triệu con tim chung một tấm lòng, vì khát vọng một Việt Nam hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!