Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã lấy quang phổ của bầu khí quyển Trái đất và cố tình giảm chất lượng dữ liệu để mô phỏng hình ảnh của nó đối với người quan sát ở cách xa hàng chục năm ánh sáng. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một mô hình máy tính mô phỏng khả năng cảm biến của JWST để xem liệu tàu vũ trụ có thể phát hiện các dấu hiệu sinh học và dấu hiệu công nghệ quan trọng từ tập dữ liệu hay không.
Các kết quả cho thấy, JWST có thể phát hiện tất cả các dấu hiệu chính của sự sống thông minh trong bầu khí quyển của hành tinh chúng ta.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, kính thiên văn có thể phát hiện sự sống hoặc các nền văn minh ngoài hành tinh trên các ngoại hành tinh trong vòng 40 năm ánh sáng tính từ Trái đất. Nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng, JWST có thể phát hiện các dấu hiệu của sự sống ngoài Trái đất cách Trái đất tới 50 năm ánh sáng.
JWST đã thực hiện một số khám phá thú vị về các ngoại hành tinh gần Trái đất. Kính viễn vọng này đã phát hiện thấy nước trên ngoại hành tinh có kích thước bằng sao Hải Vương GJ 1214b, cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng và phát hiện ra rằng TRAPPIST-1b, ngoại hành tinh gần thứ hai với ngôi sao trong hệ thống TRAPPIST-1, có khả năng không có bầu khí quyển...
Gần hơn, JWST cũng đã phát hiện các mạch nước phun khổng lồ phun ra từ mặt trăng Enceladus của Sao Thổ, có thể chứa các thành phần hóa học cần thiết cho sự sống. Và xa hơn nữa trong vũ trụ, tàu vũ trụ cũng đã nhìn thoáng qua các hợp chất carbon có khả năng mang lại sự sống trong một hệ sao sơ sinh cách Trái đất hơn 1.000 năm ánh sáng.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng JWST có thể phát hiện sự sống trên các hành tinh khác.
Phát hiện này làm tăng hy vọng rằng, tàu vũ trụ tiên tiến nhất có thể phát hiện các nền văn minh ngoài hành tinh khi nó hướng về những thế giới xa xôi trong thiên hà của chúng ta.