Một bài báo về phương pháp mới này đã được xuất bản trên tạp chí Chem.
Để có được nước uống an toàn là cả một quá trình thực sự phức tạp hơn những gì chúng ta vẫn tưởng. Tiêu diệt vi khuẩn trong bất kỳ nguồn nước nào có thể là một thách thức và các phương pháp được sử dụng để làm sạch nước trước khi nó được cung cấp cho công chúng thường rất tốn kém và có hại cho môi trường.
Theo báo cáo của tạp chí ScienceAlert, các nhà nghiên cứu đã chiếu tia cực tím vào các tấm vật liệu gọi là graphit carbon nitride để tạo ra các phân tử thuộc dạng oxy phản ứng hay được gọi tắt là ROS.
ROS có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn và các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra đủ lượng ROS để khử trùng 10 lít nước trong khoảng một tiếng đồng hồ.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này thông qua việc làm sạch nước nhiễm mầm bệnh. Ở mốc 30 phút, hơn 99,9999% vi khuẩn, bao gồm cả E. coli, đã bị loại bỏ. Phương pháp làm sạch nước mới này thân thiện với môi trường hơn nhiều so với một số phương pháp xử lý nước phổ biến khác, ít chất thải và khả năng bị ô nhiễm bởi kim loại nặng.
Trong một tuyên bố, Dan Wang, tác giả chính của nghiên cứu cho biết:”Ứng dụng trong tương lai của công nghệ khử trùng xúc tác quang có thể làm giảm đáng kể tình trạng khan hiếm nước sạch và thiếu hụt năng lượng toàn cầu.”
Wang và các đồng nghiệp tin rằng hệ thống của họ có thể kết hợp với các quy trình lọc nước khác để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, như lọc kim loại và cân bằng độ pH, cuối cùng tạo ra nước uống sạch với ít chất thải.