Hy hữu: 7 triệu cổ phiếu bị hủy vì tăng vốn khống

TPO - Phiên giao dịch hôm nay (22/12) tiếp tục chứng khoán thanh khoản thị trường “tụt áp”. Giá trị khớp lệnh HoSE chỉ hơn 8.500 tỷ đồng. Cùng ngày, xảy ra một sự việc hy hữu khi 7 triệu cổ phiếu ASA bị hủy vì tăng vốn khống. 

Từ đầu tuần giao dịch tới nay, VN-Index mới có phiên lấy lại sắc xanh, đóng cửa tăng 3,73 điểm (0,37%) lên 1.022,61 điểm. HNX-Index tăng 1,33 điểm (0,65%) lên 205,79 điểm. UPCoM-Index tăng 1,33 điểm (0,18%) lên 205,79 điểm.

Trong khi thị trường chung trầm lắng, giao dịch khối ngoại một lần nữa gây chú ý. Khối ngoại đảo chiều bán ròng tới 2.552 tỷ đồng, đột biến vì giao dịch EIB. Nếu không có giao dịch bán ròng hơn 2.900 tỷ đồng của khối ngoại ở EIB, giá trị ròng vẫn ở mức dương. Hôm qua, EIB cũng ghi nhận giao dịch khối ngoại đột biến, nhưng là mua ròng 1.257 tỷ đồng.

Sau quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc hủy 7 triệu cổ phiếu của CTCP ASA (mã ASA), đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường vừa diễn ra của doanh nghiệp này đã thông qua phương án xử lý huỷ bỏ 7 triệu cổ phiếu, tương đương 70% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Cổ phiếu bị hủy, còn phương án bồi thường đến nay chưa ngã ngũ.

Đây là sự việc hy hữu trên thị trường chứng khoán. Khác với ROS tăng vốn khi chưa niêm yết, ASA tăng vốn khống trót lọt bằng cách chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, ông Nguyễn Văn Nam - nguyên Chủ tịch HĐQT ASA - đã thực hiện hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu để tăng khống 7 triệu cổ phiếu ASA, tương đương 70 tỷ đồng từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, qua đó tăng vốn điều lệ của ASA từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng.

Các cổ đông hiện hữu bị hủy cổ phiếu ASA được xác định là người bị thiệt hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại doanh nghiệp này và các đơn vị liên quan. Các cổ đông bị thiệt hại sẽ được ông Nguyễn Văn Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT và các cá nhân có liên quan bồi thường.

ASA hiện chỉ được giao dịch vào thứ sáu hàng tuần

Theo nghị quyết được ĐHĐCĐ thông qua, việc bồi thường được thực hiện cụ thể như sau: Công ty sẽ phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, cùng các cơ quan quản lý nhà nước bồi thường thiệt hại cho ASA (không phải cho các cổ đông bị huỷ cổ phiếu). Sau đó, Công ty sẽ sử dụng tài sản được bồi thường để phát hành cổ phiếu trả lại cho các cổ đông bị thiệt hại. Trong trường hợp được bồi thường bằng cổ phiếu ASA, công ty sẽ sử dụng số cổ phiếu này để trả lại các cổ đông bị huỷ cổ phiếu

Tuy nhiên, ĐHĐCĐ đã không thông qua phương án bồi thường này. Theo ý kiến cổ đông, UBCKNN đưa ra quyết định hủy cổ phiếu là chưa đủ cơ sở và căn cứ khi họ mua cổ phiếu trên sàn là tài sản hợp pháp, đã được kiểm chứng, không thể nào có lý do cơ quan Nhà nước bảo là không hợp pháp. Nếu UBCKNN cấp sai thì UBCKNN phải đứng ra chịu trách nhiệm.

HĐQT đề xuất ĐHĐCĐ uỷ quyền cho HĐQT thay mặt công ty chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện các công việc liên quan tới phương án bồi thường này. Tuy nhiên, ĐHĐCĐ đã không thông qua phương án bồi thường này. Theo ý kiến cổ đông, UBCKNN đưa ra quyết định hủy cổ phiếu là chưa đủ cơ sở và căn cứ khi họ mua cổ phiếu trên sàn là tài sản hợp pháp, đã được kiểm chứng, không thể nào có lý do cơ quan Nhà nước bảo là không hợp pháp. Nếu UBCKNN cấp sai thì chính cơ quan này phải đứng ra chịu trách nhiệm.

Cổ đông đề nghị công ty có ý kiến với UBCKNN tạm đình chỉ giao dịch và hủy bỏ quyết định huỷ cổ phiếu; công ty phải tập trung vào việc đưa cổ phiếu vào giao dịch trở lại để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.

Trước đó, cổ phiếu ASA bị HNX hủy niêm yết từ ngày 13/6/2019 do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, chuyển xuống giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM từ ngày 21/6/2019 và bị đưa vào diện hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch vào thứ sáu hàng tuần) do tổ chức đăng ký giao dịch có chứng khoán bị hủy niêm yết. Kể từ khi xảy ra vụ việc trên, cổ phiếu ASA không hề có giao dịch.