Hướng đi nào cho phát triển kinh tế năng lượng

Trong gần 35 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam luôn có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực châu Á với tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hơn 6%/năm, trong đó, ngành năng lượng đóng vai trò quan trọng. Việc tiếp cận với nguồn năng lượng ổn định và có chi phí thấp là yếu tố hàng đầu bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế. An ninh năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng là một trong những vấn đề được ưu tiên trong chính sách năng lượng quốc gia.

Sự thay đổi cung ứng những nguồn cung năng lượng lớn trên thế giới đã gây ra tình trạng đứt gãy, điều đó làm leo thang giá cả các nguồn năng lượng truyền thống gây ảnh hưởng tới sản xuất hàng hóa. Nhằm nêu ra các vấn đề nội tại của ngành năng lượng nói chung từ đó có những định hướng phát triển ngành năng lượng gắn liền với phát triển kinh tế, các ngành kinh tế nhận thức được giới hạn của ngành năng lượng, qua đó giúp xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển phù hợp, Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục sản xuất chương trình “Phát triển Kinh tế Năng lượng” năm 2022 và được phát sóng vào lúc 17h30 thứ 5, thứ 6 và thứ 7 hàng tuần, trên kênh VTV2.

Kết cấu chương trình gồm 2 phần chính:

- Phóng sự tài liệu:

+ Mỗi số phát sóng sẽ đưa ra một vấn đề về việc khai thác và sử dụng năng lượng hiệu quả, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.

+ Các chính sách, các vấn đề tầm nhìn quốc gia về sử dụng năng lượng và các giải pháp kinh doanh mở rộng hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế.

+ Nâng cao nhận thức sử dụng tiết kiệm năng lượng và các giải pháp hiệu quả của doanh nghiệp trong nỗ lực phát triển kinh doanh gắn với tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng.

- Các nhóm chủ đề:

+ Khai thác lợi thế để phát triển năng lượng nội lực: như than đá, dầu khí, thủy điện

+ Khai thác đề tài về các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển.

+ Cơ chế chính sách nhằm khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tái tạo thay thế dần các nguồn năng lượng hiện tại, đổi mới công nghệ trong sử dụng tiết kiệm năng lượng.

+ Chiến lược Tăng trưởng xanh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế những năm tới, nhất là từ nay đến năm 2030;

Chương trình có sự tham gia đồng hành của Tập Đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), Công ty Cổ phần lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) đã đồng hành cùng với chương trình.