Air Blade 160 và 125 đều được bán ra vào ngày 31/5 với hai phiên bản là Tiêu chuẩn và Đặc biệt. Mức giá của Air Blade 160 bản Tiêu chuẩn và Đặc biệt lần lượt là 55,99 triệu đồng và 57,19 triệu đồng. So với Air Blade 150 ở thế hệ tiền nhiệm, con số này không có bất cứ thay đổi nào. Bên cạnh đó, người anh em Air Blade 125 2023 có giá đề xuất cho phiên bản Tiêu chuẩn là 42,09 triệu đồng và 43,29 triệu đồng cho phiên bản Đặc biệt, tăng gần một triệu đồng so với mẫu xe đời cũ.
Rất có khả năng giá bán thực tế của Air Blade khi về đến tay người mua sẽ cao hơn nhiều so với mức đề xuất. Để giải thích về hiện tượng này, đại diện Honda Việt Nam cho biết: "Với thị phần đã cao hơn mức trong luật cạnh tranh yêu cầu, nhà sản xuất chỉ có thể đưa ra được mức giá đề xuất và các cửa hàng bán lẻ Head sẽ tự quyết định giá bán của mình. Ngoài ra, nhà sản xuất liên doanh Nhật Bản và các đại lý là hai bên độc lập đều có thể toàn quyền đưa ra chiến lược kinh doanh khác nhau. Khi giá bán thực tế bị chênh hơn nhiều so với giá đề xuất, Honda chỉ còn cách cố gắng tăng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu sử dụng".
Trên thực tế, mẫu xe đắt khách nhất hiện tại của nhà sản xuất là Honda Vision đang có mức giá bán chênh lệch tới hơn chục triệu so với giá niêm yết. Ngoài ra, một số mẫu xe khác như Lead, Sh Mode, Sh 150i và Sh 350i cũng gặp tình trạng tương tự. Do đó, giá niêm yết các sản phẩm của Honda Việt Nam chỉ có tác dụng để tham khảo, không 'sát' với thị trường hiện nay.
Trong thời gian tới, giá bán xe tay ga của Honda trong nước vẫn có thể sẽ tăng cao do vấn đề thiếu linh kiện cụ thể là chip bán dẫn, khiến sản lượng của hãng giảm đáng kể. Hiện tượng này diễn ra trên toàn thế giới và không chỉ riêng mình thương hiệu Nhật Bản bị ảnh hưởng. Trong tháng 5, dự kiến sản lượng xe tay ga của hãng sẽ giảm tới 73% so với kế hoạch ban đầu.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những thị trường xe máy quan trọng nhất của Honda, chiếm tới gần 10% doanh số bán xe trên toàn cầu nên hãng sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề này sớm nhất có thể, cụ thể là tăng sản lượng các sản phẩm chủ chốt. Ví dụ, Honda Air Blade 2023 dự kiến sẽ xuất xưởng hơn 300.000 chiếc trong một năm trong nước. Với gần 800 cửa hàng bán lẻ trên cả nước, bình quân mỗi cơ sở sẽ được cung cấp khoảng 16 chiếc Air Blade hàng tháng. Nhà sản xuất hy vọng chúng sẽ phần nào giúp 'chữa' cơn sốt khan hàng ở phân khúc xe tay ga.
Do vấn đề môi trường là điều hãng quan tâm nhất, cả hai dòng Air Blade sẽ cùng được lắp đặt bộ giảm thanh và làm sạch không khí chuyên dụng bên trong ống xả để tối ưu hóa hiệu suất tiêu hao nhiên liệu. Ngoài ra, hệ thống ngắt động cơ tạm thời sẽ giúp chiếc xe giảm tiếng ồn, tiết kiệm xăng và góp phần bảo vệ môi trường. Đây là hai cải tiến gây chú ý nhất ở dòng sản phẩm này. Ngoài ra, chiếc xe còn được trang bị động cơ 160cc mạnh mẽ nhưng vẫn tiêu chuẩn khí thải Euro 3 được áp dụng tại Liên minh Châu Âu và các quốc gia thuộc khu vực kinh tế châu Âu (EEA). Nó giúp chiếc xe loại bỏ thời gian khởi động của động cơ xe, đồng thời làm giảm các giới hạn hạt carbon monoxide và dầu được phép.
Việc áp dụng khí thải Euro ở các nước Châu Âu đã giúp giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Nhiều thành phố đã sử dụng các tiêu chuẩn khí thải Euro này để ngăn chặn các phương tiện giao thông đã cũ, gây ô nhiễm ra khỏi thành phố và hiệu quả đã được ghi nhận rõ rệt.
Để chung tay thực hiện mục tiêu Net Zero bằng 0 vào năm 2050 được Chính phủ Việt Nam đưa ra tại Hội nghị COP 26, Honda Việt Nam cũng rất muốn phát triển các dòng xe máy điện tại thị trường trong nước. Hiện tại, hãng đã bắt đầu kết hợp cùng Bưu điện Việt Nam tổ chức cho lực lượng bưu tá, nhân viên giao hàng đi phát thư báo, bưu phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng xe điện Honda Benly e. Bên cạnh đó, một số xe máy điện cá nhân của hãng đã đước bán với hình thức nhập khẩu như U-go và Mono. Thương hiệu Nhật cho biết rằng nếu nhu cầu thị trường tăng cao, rất có thể sẽ có một số mẫu xe điện sẽ được sản xuất tại Việt Nam.