“Chúng tôi chưa sờ thấy đồng tiền thưởng nào cả. - Một thành viên ĐT U23 VN đề nghị không nêu tên cho phóng viên Tiền phong biết - Tôi biết dư luận đang lên án việc một số cầu thủ đòi hỏi vấn đề tiền thưởng trước trận bán kết.
Nhưng là người trong cuộc tôi xin nói lại sự việc cho rõ. VFF đã treo thưởng nhiều tỷ đồng và qua mỗi trận lại hứa thưởng hàng trăm triệu đồng nữa.
Vấn đề là VFF đã không nói rõ số tiền này nằm chung trong quỹ thưởng của đội hay thưởng riêng, gây thắc mắc trong đội. Đáng nói nữa là việc thưởng này chỉ được hứa miệng”.
Nhân vật này cũng cho biết, sau khi thi đấu xong, toàn đội đã giải tán mà không hề họp hành, bình bầu gì nên không rõ sau này nhận tiền thưởng sẽ tiến hành phân chia thế nào, theo mức nào.
Ngay danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất để nhận giải thưởng 1 xe ô tô Vios của nhà tài trợ Nguyễn Kim cũng không rõ sẽ được tiến hành ra sao, những ai sẽ bầu chọndanh hiệu này...
Đem câu hỏi này cho Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam VFF Lê Hùng Dũng, ông Dũng cho biết chỉ nắm được tổng tiền thưởng cho tấm HCB của U23 VN là 2,3 tỷ đồng còn từ những nguồn nào, phân chia ra sao phải hỏi TTK Trần Quốc Tuấn.
Liên lạc với ông Tuấn lúc thì được biết đang bận họp chuẩn bị V-League, lúc thì bận mừng công với ĐT nữ. Và rằng chuyện đội nữ thì hỏi ông Giáp (Nguyễn Trọng Giáp), chuyện đội nam tìm hỏi ông Thọ (PCT Lê Thế Thọ).
“Nhân vật” nọ cho biết, chỉ có HLV Riedl là đã “ấm” với khoản thưởng 10.000 USD theo hợp đồng cho tấm HCB. Vì sao ông không tiến hành họp phân loại cầu thủ mà về nhà ngay?
Ông Riedl dường như cũng có ý chỉ phân cầu thủ làm 2 loại, bởi ông quan niệm những người lên tuyển đã là những người xuất sắc nhất và họ đều xứng đáng được thưởng trong khi cầu thủ lại muốn phân chia thành 3 loại như đội nữ.
Với những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để, câu chuyện chia tiền thưởng của ĐT chắc chắn sẽ còn là câu chuyện dài nhiều tập.
ĐT bóng đá nữ - Đã phân loại xong, chỉ đợi tiền
Với các cô gái vàng, chuyện tiền thưởng “nhỏ” hơn nhiều so với niềm vui lần thứ ba liên tiếp đăng quang ngôi hậu. Họ hiểu rõ nếu thi đấu tốt, vấn đề “đầu tiên” sẽ nhanh chóng đến với họ, cho dù không hậu hĩnh như đội nam.
Vừa trở về từ Philippines, HLV trưởng Mai Đức Chung cho biết: Theo thông lệ của ĐT nữ, sau khi thi đấu xong, toàn đội bình bầu công sức đóng góp của từng người vào thành công chung của ĐT để phân loại thành 3 mức A, B, C.
Hạng A phần lớn là những cầu thủ thi đấu chính thức, có nhiều đóng góp cho đội, hạng B là những cầu thủ dự bị vào sân thi đấu còn hạng C thường là những người không đá. Cũng có tên trong bảng bình bầu này có cả thành viên BHL.
Từ bảng “chấm công” này, khi đội nhận được tiền thưởng sẽ phân chia sòng phẳng theo hạng đã bình bầu. Ngoài ra, 2 bác sỹ của đội cùng 2 quan chức VFF, UB TDTT phụ trách đội cũng được “chia quà” từ món tiền thưởng này.
Theo nhẩm tính của HLV Mai Đức Chung, cho đến thời điểm này, ĐT nữ đã được hứa thưởng tổng cộng gần 2 tỷ đồng.
Ngoài ra, sau chiến thắng của ĐT nữ, Phó CT VFF Lê Hùng Dũng cho biết đã có thêm nhiều phần thưởng khác cho đội như một mạnh thường quân hứa tặng đội 10.000 USD, CLB Bình Dương tặng 100 triệu đồng, Tôn Hoa Sen 50 triệu, NH Việt Á 20 triệu...
Ông Dũng hy vọng, trong những ngày tới “dòng tiền” sẽ tiếp tục chảy về với các cô gái đá bóng.
Trưởng phòng Các ĐT Nguyễn Trọng Giáp lại đánh giá cao việc Agribank giúp đỡ tạo công ăn việc làm lâu dài, ổn định cuộc sống cho các tuyển thủ khi cam kết tiếp nhận 5 nữ tuyển thủ sau khi giải nghệ về làm việc tại ngân hàng, hay BIDV tặng 1 cây vàng SJC cho tuyển thủ nào sinh bé gái trong 5 năm tới.
Đề nghị thưởng riêng VĐV có tinh thần, ý chí tốt
“Nữ hoàng tốc độ” Vũ Thị Hương được thưởng chưa đầy 30 triệu đồng
|
Vũ Thị Hương. Ảnh: Bạch Dương |
Ông Thủy cho hay, đây là tấm huy chương vô cùng quý giá của điền kinh Việt Nam, bởi ngay cả từ trước năm 1975, chúng ta chưa bao giờ vô địch Đông Nam Á ở cự ly ngắn này.
Vũ Thị Hương. Ảnh: Bạch Dương
Vũ Thị Hương. Ảnh: Bạch Dương
Theo quy định khen thưởng của Chính phủ đối với ngành TDTT, 1 tấm HCV được thưởng 15 triệu đồng, 10 triệu đồng cho HCB và HCĐ được 7 triệu đồng.
Với các môn thi đấu đồng đội như bóng đá, bóng chuyền, cầu mây, thể dục...số tiền thưởng sẽ được nhân lên theo số VĐV; còn với các môn giành HC nhờ cộng điểm thi đấu cá nhân như bắn súng, cờ vua, các VĐV sẽ chỉ được nhận 50%.
Như vậy, tổng số tiền thưởng của các VĐV cho 71 HCV, 68 HCB và 89 HCĐ lên tới hơn 5 tỷ đồng.
Ngoài ra, với mỗi HCV giành được, UB Olympic VN cũng có món quà 300 USD tặng ngay các VĐV trên bục nhận HC.
Điều “cấn cá” nhất với Trưởng đoàn Nguyễn Hồng Minh là dự thảo quy chế thưởng mới cho VĐV đoạt thành tích cao, trong đó sẽ có sự phân cấp rõ ràng về giá trị của từng tấm huy chương, cho tới thời điểm này vẫn chưa được thông qua. Và việc thưởng cho VĐV vẫn bị cào bằng như hiện nay là không hợp lý.
Ai cũng hiểu tấm HCV 100m nữ của Vũ Thị Hương, kỷ lục mới SEA Games 1m89 của Bùi Thị Nhung, tấm HCV 100 m ếch mà Nguyễn Hữu Việt mang về sau hàng chục năm chờ đợi của bơi lội VN hay tấm HCV toàn năng của Đỗ Thị Ngân Thương có giá trị như thế nào so với tấm HCV của một vài môn thi chỉ xuất hiện ở đại hội này để rồi kỳ sau biến mất (do nước chủ nhà đưa vào). Vậy mà ai cũng như ai.
Một nỗi lòng khác của vị Trưởng đoàn là sự hy sinh vì sự nghiệp chung của những VĐV vào vai “chim mồi” cũng không được tưởng thưởng dù họ rất xứng đáng.
Để có sự đánh giá đúng công sức của VĐV, ông Minh cho biết đã kiến nghị lãnh đạo ngành có quy định khen thưởng riêng cho những VĐV nỗ lực thi đấu quên mình vì màu cờ sắc áo, hay xứng đáng đạt thành tích cao nhưng bị “ép”.