Ông cho biết đã nhìn thấy "một con sói to lớn băng qua lớp tuyết mềm. Và những người dẫn đường bản địa cho biết, đó có thể là người tuyết".
Báo cáo của một thành viên Hiệp hội Địa lý Hoàng gia vào năm 1925 cũng cho biết về "một sinh vật giống người băng qua một sông băng trên núi cao" đã góp phần thúc đẩy trí tưởng tượng của nhân loại. Ít nhất hai cuộc thám hiểm đã được tiến hành vào những năm 1950 để tìm kiếm các sinh vật huyền thoại này.
Thậm chí, một số mẫu vật tìm thấy được cho là của người tuyết, như dấu chân, bộ áo lông đã được trưng bày trong các bộ sưu tập cá nhân và các viện bảo tàng trên thế giới.
Người tuyết có thật sự tồn tại?
Nhà khoa học hàng đầu Charlotte Lindqvist, giáo sư khoa học chính của Đại học Buffalo, cho biết: "Các phát hiện của chúng tôi cho thấy nền tảng sinh học của huyền thoại người tuyết có thể tìm thấy ở những con gấu ở vùng này".
Theo họ, tại khu vực núi Himalaya tồn tại ba loài gấu: gấu đen châu Á, gấu nâu Tây Tạng và gấu nâu Himalaya. Mỗi loài này đều sống ở các ngóc ngách khác nhau trên mái nhà thế giới. Tất cả chúng đều có thể bị nhầm lẫn là "người tuyết".
Nghiên cứu này được tiến hành từ những bằng chứng di truyền chưa từng thấy từ các mẫu xương, răng, da, tóc và phân trước đây được cho là thuộc về sinh vật bí ẩn. Lindqvist và nhóm của bà đã tái tạo bộ gen hoàn chỉnh của mỗi mẫu và đã có những phát hiện quan trọng về loài động vật ăn thịt trong vùng và quá trình tiến hóa của chúng.
Bà Brown cho biết: "Những con gấu nâu lang thang trên núi cao của cao nguyên Tây Tạng và những con gấu nâu ở phía tây của dãy Hymalaya, dường như thuộc về hai quần thể riêng biệt. Chúng bị phân chia từ khoảng 650.000 năm trước trong thời kỳ băng hà".
Ngày nay, loài gấu nâu Himalaya ( tên khoa học là Ursus arctos isabellinus) được liệt vào danh sách đỏ của Liên minh quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên. Loài gấu này cũng có vòng trắng quanh cổ, nhưng màu lông nâu đỏ nhạt hơn gấu Tây Tạng.