Giải pháp giảm kháng sinh, giúp tôm xuất khẩu thuận lợi

Tình hình xuất khẩu tôm được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022, nhưng vẫn gặp phải rào cản lớn, đó là dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm trong tôm. Dự án “ Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ ”, viết tắt là dự án FIRST của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tài trợ bởi ngân hàng thế giới World Bank đã tìm ra hướng giải quyết giúp tôm xuất khẩu thuận lợi hơn.

Xuất khẩu tôm tăng mạnh nhưng “hẹp đường bơi” vì dư lượng kháng sinh

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dự báo năm 2022 xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 10-12% so với năm 2021, với mức kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 4 tỷ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, tại Hội nghị phát triển ngành tôm năm 2022 (11/3), ông Lê Bá Anh, phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết: có 64 lô hàng tôm bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo. Trong đó có 22 lô bị cảnh cáo về chỉ tiêu phosphate (34.4%), 21 lô về bệnh thủy sản (32.8%), 9 lô vi sinh (14%), 1 lô về kim loại nặng (1.56%), 2 lô về lỗi ghi nhãn (3.12%). Riêng về tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm thì có đến 8 lô (12.5%).

Một chủ doanh nghiệp thủy sản cho biết: "Nếu có thu mua tôm bị nhiễm kháng sinh để "cứu" nông dân thì doanh nghiệp phải giảm từ 10 đến 30% giá. Điều này khiến nông dân thiệt, doanh nghiệp cũng chẳng vui bởi tôm này không thể xuất khẩu".

Kháng sinh làm giảm chất lượng tôm

Vì sao “nuôi tôm kháng sinh” khó bỏ?

Vấn đề dư lượng kháng sinh trong tôm đã được cảnh báo từ lâu, nhưng người nuôi vẫn lạm dụng. Ông Nguyễn Duy Khương, một chủ hộ nuôi tôm lớn ở Trà Vinh chia sẻ: "Tôm bệnh phải trị, mà trị thì phải dùng thuốc. Nông dân mình nuôi tôm mỗi khi có bệnh lo lắm, dùng đủ thứ thuốc kháng sinh để trị, mấy ai nghĩ đến dư lượng kháng sinh trong tôm gì đâu."

Đối với người nuôi thì tôm có đạt sản lượng hay không mới là vấn đề quan tâm hàng đầu. Tuy rằng, kháng sinh vẫn được phép sử dụng trong nuôi tôm (theo Chi cục Thủy sản), nhưng nếu dùng sai loại, sai nồng độ, liều lượng thì sẽ làm tôm bị giảm chất lượng, mất giá, thậm chí là không thể xuất khẩu.

Hướng đi mới cho xuất khẩu tôm Việt Nam

Từ năm 2014 đến 2019, Bộ KH&CN đã triển khai Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ” (viết tắt là FIRST) với nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Các tiểu dự án trong khuôn khổ dự án FIRST đều hướng đến việc tìm kiếm các giải pháp khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn vào đời sống xã hội.

Hội thảo giới thiệu Dự án FIRST tại Việt Nam

Trong số các tiểu dự án đã hoàn thiện, có một tiểu dự án đã được xây dựng trên mô hình hợp tác 3 nhà: nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông để tìm ra hướng giải quyết giúp người nuôi tôm “nói không” với kháng sinh, góp phần đưa ngành thuỷ sản Việt Nam phát triển theo con đường an toàn sinh học - nuôi trồng bền vững. Đây là giải pháp giúp bà con nuôi tôm khỏe với chi phí tối ưu nhất.

Giải pháp “nuôi tôm khỏe - chi phí thấp”

Dự án này đã cho ra đời 4 sản phẩm bao gồm: FIRST - Clean, FIRST - EM, FIRST - Proby và FIRST - Glucan với mục tiêu thay đổi tư duy sử dụng kháng sinh hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, chuyển sang sử dụng các chế phẩm sinh học bảo vệ môi trường và tăng cường miễn dịch cho vật nuôi.

Bộ sản phẩm FIRST

FIRST - EM

Giống gốc nhân sinh khối EM tỷ lệ 1x40

Với thành phần bao gồm tổ hợp các vi sinh vật hữu hiệu: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactic, vi khuẩn Bacillus, nấm men mật độ cao lên đến 10^12 CFU/g, FIRST - EM được sử dụng làm giống gốc để nhân nuôi chế phẩm EM thứ cấp (với tỷ lệ nhân 1 x 40 giúp tiết kiệm chi phí), phân giải mùn bã hữu cơ, thức ăn thừa và chất thải của tôm cá. Từ đó làm sạch và ổn định môi trường ao nuôi, hạn chế phát sinh khí độc, giảm bùn đáy ao, xử lý ô nhiễm nước và nền đáy.

FIRST - Clean

Men vi sinh xử lý đáy & tẩy nhớt bạt

Có thành phần chủ yếu là lợi khuẩn Bacillus Subtilis mật độ cao lên đến 10^12 CFU/g, FIRST - Clean giúp phân hủy nhanh mùn bã hữu cơ dư thừa, giảm bùn đất đáy ao, tẩy nhớt với ao nuôi bạt từ đó giảm thiểu hàm lượng khí độc NH3, NO2 đáy ao. Ngoài ra, chế phẩm này còn giúp hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh như Vibrio, Salmonella, tảo lam, virus đốm trắng, đầu vàng, đen mang…, đồng thời giúp phục hồi hệ vi sinh vật đáy ao, tạo nguồn thức ăn tươi sống trong ao giúp tôm mau lớn, khỏe mạnh, tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất.

FIRST - Proby

Men vi sinh chịu kháng sinh, tự kết dính, không cần áo bọc

Với thành phần chủ yếu là bào tử lợi khuẩn Bacillus Subtilis và Bacillus Clausii mật độ cao, FIRST - Proby giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ triệt để chất dinh dưỡng trong đường ruột tôm, đồng thời cạnh tranh ức chế với các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường tiêu hoá của tôm, giúp bảo vệ tôm tối đa. Bào tử lợi khuẩn có sức sống cao, sinh trưởng và phát triển ổn định kể cả khi trong ao nuôi và thức ăn có chứa kháng sinh. Và chính nhờ việc sử dụng công nghệ tạo gel khi gặp ẩm, khi trộn FIRST - Proby với thức ăn, hỗn hợp cho ăn không cần sử dụng áo bọc cũng tự kết dính, giúp hạn chế thất thoát hoạt chất khi cho tôm ăn, tiết kiệm chi phí sử dụng dầu áo.

FIRST - Glucan

Beta glucan 20% giúp tăng cường miễn dịch mạnh mẽ

Sản phẩm FIRST - Glucan với thành phần chính là Beta Glucan 20%, giúp bổ sung hoạt chất tăng cường miễn dịch tự nhiên cho tôm. Sản phẩm này có tác dụng kích hoạt toàn bộ hệ miễn dịch tự nhiên của vật nuôi, nâng cao sức đề kháng giúp con vật giảm tình trạng stress trong điều kiện nuôi ở mật độ quá dày, tăng khả năng chống chịu trước các biến động bất lợi của thời tiết, môi trường và dịch bệnh, đặc biệt hiệu quả vào mùa mưa và nắng nóng khi môi trường ao nuôi bị biến động mạnh.

Xây dựng giải pháp nuôi tôm đồng bộ và hiệu quả bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học sẽ là 1 hướng đi mới bền vững hơn cho xuất khẩu tôm của Việt Nam. Bộ sản phẩm nuôi tôm FIRST hiện đã được sản xuất và phân phối trên toàn quốc, bà con có thể tìm hiểu thông tin và mua sản phẩm tại đây.