“Chất xúc tác” mang tên quy hoạch vùng
Theo bản quy hoạch vùng TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050, tổng diện tích toàn vùng sẽ mở rộng đến 30.404km2, dân số năm 2030 ước tính khoảng 25 triệu người và tỷ lệ đô thị hóa đạt 70-75%.
Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển vùng TP.HCM trở thành một đô thị phát triển năng động, bền vững. Trong đó, việc mở rộng phạm vi TP.HCM ra các vệ tinh lân cận như: Long An, Đồng Nai, Tây Ninh,… sẽ góp phần làm giảm tải áp lực dân số và bài toán hạ tầng đè nén nội đô hàng chục năm qua.
Đánh giá về bản quy hoạch, PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, Nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, đây sẽ là một lợi thế cho các tỉnh, thành phố lân cận TP.HCM đón sóng đầu tư trong và ngoài nước với các dự án bất động sản lớn, quy mô đại đô thị. Nhiều chuyên gia khác cũng đồng tình, áp lực quỹ đất và xu hướng di dân về ven đô chính là cơ hội phát triển của các vùng vệ tinh.
“Bệ phóng” đô thị vệ tinh Long An
Thực tế cho thấy, việc gia tăng hình thành các đô thị vệ tinh đang là xu hướng phát triển tất yếu, nhất là trong bối cảnh các khu đô thị vệ tinh đang được hưởng lợi từ chính sách và nguồn đầu tư lớn của Chính phủ.
Nổi trội nhất là việc triển khai xây dựng và nâng cấp các công trình hạ tầng giao thông, gia tăng khả năng kết nối giữa TP.HCM và chuỗi đô thị vệ tinh. Trong đó, Long An có lợi thế rất lớn khi đang được đầu tư mạnh hạ tầng giao thông, kết nối với các đô thị lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Có thể kể đến như: đường Tân Tập – Long Hậu, đường Lương Hòa – Bình Chánh, trục động lực Đức Hòa, Cao tốc Bến Lức - Long Thành, TP.HCM - Trung Lương - Cần Thơ,… hay tuyến đường sắt cao tốc Metro 3A từ TP.HCM đi qua Long An.
Ngoài ra, Long An hội tụ các yếu tố “cần” và “đủ” để hiện thực hóa mô hình đô thị gắn với bất động sản công nghiệp. Như một số chuyên gia từng nhận định: Vùng TP.HCM hiện đang thiếu các thành phố công nghiệp sinh thái (tương tự VSIP Bình Dương) để có thể giúp thành phố phát triển bền vững hơn về kinh tế - xã hội - môi trường.
Theo đó, với việc sở hữu quỹ đất sạch rộng lớn, cộng hưởng cùng tiềm lực khu công nghiệp sẵn có, chính sách thu hút vốn FDI và môi trường đầu tư thông thoáng, Long An có thể phát triển mạnh đô thị công nghiệp sinh thái. Đặc biệt mới đây, đề án quy hoạch khu siêu kinh tế lớn nhất Nam Bộ với hơn 32.000ha trọng tâm tại Cần Giuộc và Cần Đước, cũng đang tạo đà đưa bất động sản nơi đây thành tâm điểm.
The Sol City – “Thành phố trẻ” đáng chú ý
“Bệ phóng” đến từ việc thành lập khu siêu kinh tế, kết hợp cùng “chất xúc tác” quy hoạch đô thị vệ tinh đã mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho địa ốc Long An. Trong đó, đại đô thị vệ tinh The Sol City được phát triển bởi Thắng Lợi Group đã và đang nhận được nhiều chú ý bởi cách thức quy hoạch kết hợp cùng không gian sống xanh, giao thông thuận tiện và cơ hội đầu tư sinh lời lớn.
The Sol City được xây dựng theo mô hình đô thị sinh thái liền kề TP.HCM, mang hơi thở đầy năng lượng của một thành phố trẻ. Dự án được quy hoạch trên khuôn viên rộng 103ha và dành riêng 43.000m2 cho phát triển cây xanh, đảm bảo môi trường sống xanh - sạch – an ninh – trong lành cho cư dân và chuyên gia.
Đáng chú ý, The Sol City tọa lạc ngay vị trí vàng trong khu siêu kinh tế của Long An. Trực thuộc trung tâm Cần Giuộc, nằm ngay trên cao tốc Bến Lức – Long Thành, liền kề Phú Mỹ Hưng và thời gian di chuyển vào trung tâm TP.HCM chỉ khoảng 30 phút, lợi thế vị trí đã giúp dự án ghi điểm và thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư đến từ TP.HCM lẫn các tỉnh lân cận.
Sau vài tháng thi công, hiện nay, The Sol City đã xác lập vị thế của mình trên bản đồ huyện Cần Giuộc nhờ tiến độ thi công thần tốc, ra sổ đỏ cho từng nền và sở hữu vĩnh viễn.
Giới chuyên gia nhận định, sau khi hoàn thành, The Sol City sẽ tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của Long An phát triển. Đặc biệt là với xu hướng giãn dân và lợi thế vượt trội mà đô thị vệ tinh đem lại, The Sol City sẽ là điểm đến an cư hấp dẫn cho các cư dân thành thị, giới chuyên gia nước ngoài và công nhân tại các khu công nghiệp trong tương lai.