Thời điểm chuyển mùa, ở các bệnh viện từ trung ương đến địa phương, số trẻ mắc bệnh rất cao. Do vi khuẩn virus luôn tồn tại trong môi trường, trong cơ thể chúng ta nhưng không gây bệnh. Khi chuyển mùa, những vi khuẩn, virus tồn tại sẵn ấy, đang từ thể không hoạt động sang thể hoạt động. Cứ thay đổi thời tiết, từ mưa sang nóng, hoặc nhiệt độ trong ngày chênh lệch cao, trẻ ngủ dậy thường hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi.
Trẻ em, người già miễn dịch yếu, khả năng chống chọi kém nên dễ nhiễm vi khuẩn, virus. Trẻ đi học trong môi trường chật hẹp nên dễ nhiễm khuẩn, lây bệnh. Các bệnh thường mắc trong mùa đông xuân là bệnh đường hô hấp; bệnh dị ứng... trong đó có chân tay miệng.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Virus gây bệnh tay chân miệng do virut EV71 gây lên, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, vào đường ruột, từ đó đi vào hệ bạch huyết xâm nhập vào các cơ quan trong đó có hệ thần kinh trung ương. Hệ quả gây viêm não, nên hậu quả rất nặng nề, có tỷ lệ tử vong cao, di chứng lớn. Đường lây chính của bệnh là do trẻ trong nhà trẻ đưa vật dụng (đồ chơi) chứa mầm bệnh vào mồm, làm lây bệnh. Hoặc do trẻ ăn phải thực phẩm chứa nguồn bệnh.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây nên. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nước phỏng và phân của người nhiễm virus. Tay chân miệng hiện chưa có vaccine để phòng ngừa.
Theo thống kê, dịch bệnh tay chân miệng xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố nhưng nhiều hơn ở các tỉnh phía Nam. Bệnh có xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm: từ tháng 3 -5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm.
BSCK II Phạm Thanh Xuân, khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho biết, tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh và rộng. Vì vậy, nếu trẻ được phát hiện sớm thì cần được cách ly với những người xung quanh.
Dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ:
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng, loét miệng với vết loét đỏ, phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân, quanh khớp gối, mông.
- Sốt: có thể từ 1 -3 ngày hay 5 - 7 ngày tùy từng diễn biến của bệnh.
- Kèm theo trẻ nổi nốt trong miệng, dễ vỡ và loét, khiến trẻ đau và quấy khóc, kém ăn.
- Nổi nốt ở những vị trí đặc trưng khác như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đùi, bẹn hay bộ phận sinh dục ngoài. Bệnh lây qua đường tiếp xúc, dễ làm mầm bệnh lan truyền. Khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học, cách lý nguồn bệnh tránh lây lan cho trẻ khác.
- Kèm theo trẻ nổi nốt trong miệng, dễ vỡ và loét, khiến trẻ đau và quấy khóc, kém ăn.
- Nổi nốt ở những vị trí đặc trưng khác như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đùi, bẹn hay bộ phận sinh dục ngoài. Bệnh lây qua đường tiếp xúc, dễ làm mầm bệnh lan truyền. Khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học, cách lý nguồn bệnh tránh lây lan cho trẻ khác.
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Với trường hợp bệnh nhẹ ở cấp độ 1, sau khi được bác sĩ thăm khám, có thể chăm sóc tại nhà: Có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Người chăm trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. Ưu điểm của chăm trẻ bệnh nhi tại nhà là trẻ được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.
Khi cho trẻ ở nhà, việc xử lý chất thải của trẻ là rất quan trọng. Người nhà cần xử lý chất thải bằng dung dịch chroramin B trước khi đi vào hệ thống thải chung, trong quá trình chăm sóc cần rửa tay thường xuyên. Ngoài ra có thể hạn chế người ra vào, khử khuẩn các chất thải của bệnh nhân, cung cấp kiến thức cho người chăm sóc như găng tay, khẩu trang…
(Tổng hợp)
(Tổng hợp)