Cuộc sống của cư dân du mục biển sống sót qua thảm hoạ sóng thần 2004

Cư dân Bajau đã sống sót qua thảm hoạ sóng thần năm 2004 vì họ hiểu rõ đại dương như cuộc sống của mình.

Bajau Laut là một nhóm cư dân Đông Nam Á đã sống hàng thế kỷ trên biển quanh các nước Malaysia, Indonesia và Philippines. Họ đánh bắt cá bằng công cụ truyền thống và bán cho các nhà buôn Hồng Kông. Nhưng hiện nay, người Bajau dần dần mất đi nền văn hóa đặc trưng của họ và không thể kiếm sống nữa vì môi trường đang bị khai thác gần như kiệt quệ.

James Morgan là tác giả của những bức ảnh này, ông đã đọc được thông tin về một nhóm cư dân biển có thể sống sót qua thảm hoạ sống thần tại Ấn Độ Dương năm 2004 một cách kỳ diệu mà không hề có thương vong nào. "Họ hiểu rõ đại dương đến mức họ đã sẵn sàng mọi biện pháp bảo vệ trước khi sóng thần ập vào", tác giả nói.

Là một nhà nhân chủng học, James Morgan quyết định ghi lại những nghiên cứu của mình về nhóm cư dân Bajau, ông tìm hiểu những vấn đề về việc mất đi nền văn hoá những năm gần đây do các chương trình của chính phủ buộc họ phải lên bờ và do nguồn tài nguyên cạn kiệt.

Bajau là một dân tộc Malay du mục sống trên biển trong nhiều thế kỷ, họ xem đại dương là nhà.

Bajau thường sống trên những chiếc thuyền "lepa-lepa" thủ công, mang theo mọi thứ mình cần, bao gồm dụng cụ nấu ăn, đèn dầu hỏa, thực phẩm, nước, và thậm chí cả cây cối. Họ chỉ lên bờ để buôn bán hoặc khi cần sửa chữa thuyền.

Theo truyền thống, người Bajau sẽ đánh cá bằng tay và những dụng cụ thô sơ. Họ là những thợ lặn tự do có tay nghề cao, bơi đến độ sâu 100 feet để săn cá mú, ngọc trai và nhiều loại hải sản khác.

Lặn là hoạt động thường ngày, các em bé được sớm làm quen với nghề.

Người Bajau gặp nguy hiểm liên tục, hiếm có ai sống đến độ tuổi như người phụ nữ này. Những nguy hiểm trong nghề nghiệp là rất cao vì họ chỉ dựa vào kinh nghiệm mà không có các biện pháp bảo hộ hiện đại.

Cuộc sống trên biển ngày càng trở nên khó khăn trong những năm gần đây.

Người Bajau kiếm sống bằng cách bán cá mú và cá Napoleon cho các công ty đánh cá ở Hồng Kông. Đây là hai loại cá khá được ưa chuộng.

Các kỹ thuật đánh bắt hủy diệt bắt đầu khi những người lính trong Thế chiến II giới thiệu cho họ cách đánh cá bằng thuốc nổ.

Người Bajau cũng đánh bắt bằng kali cyanide, một loại hóa chất bắn trực tiếp vào mục tiêu. Hóa chất gây choáng cho cá, cho phép chúng được bán mà vẫn còn tươi sống. Nhưng nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng là làm hỏng rặng san hô.

Các công ty đánh bắt cá Hồng Kông đã giới thiệu loại chất độc này cho người Bajau. Theo tác giả, đó là một cái bẫy: "Họ cho Bajau chất độc và Bajau phải trả lại phí bằng cá, nhưng họ không bao giờ có thể đánh cá đủ để trả hết số tiền đó. Đó là một chu kỳ luẩn quẩn".

Sau khi các công ty Hồng Kông nhận được cá, họ tiêm chúng bằng steroid để giữ cho chúng còn sống.

Người Bajau dần dần mất đi văn hóa của mình. Các chương trình gây tranh cãi của chính phủ đã buộc họ phải sống trên đất liền để tránh tình trạng du cư vượt biên bằng thuyền.

Tác giả nói rằng khi thế hệ người Bajau hiện tại sẽ "chết", sẽ không có ai sống trên biển. Trong những năm gần đây, thanh thiếu niên Bajau rời khỏi thuyền để tìm kiếm việc làm ở các thành phố ngay khi đủ tuổi.

Có một số hy vọng rằng tình trạng sống của người Bajau sẽ được cải thiện. Quỹ Bảo vệ thiên nhiên và Bảo toàn Quốc tế đã và đang giảng dạy các phương pháp khai thác bền vững cho Bajau trong những năm gần đây.

Sau khi chụp ảnh cuộc sống của người Bajau, Morgan đã xuất bản câu chuyện của mình trong South China Morning Post với mong muốn sẽ thay đổi suy nghĩ từ nguồn thu mua cá ở Hông Kong.

Theo Theo Thế giới trẻ