“Cỗ xe tăng Đức” – Từ đống tro tàn vươn lên cường quốc hàng đầu – Kỳ I

Tưởng như sụp đổ sau Thế chiến thứ 2, nhưng ngày nay, thế giới lại chứng kiến sự phát triển như vũ bão Đức khi quốc gia này là 1 trong 4 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, là trụ cột của Liên minh Châu Âu (EU), với những doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu như Damler, Siemens, Bayern, BMW, Adidas, Puma, DHL, SAP…
 
 
 

Lịch sử thế giới hiện đại đã 2 lần trải qua những cuộc chiến tranh thế giới, và cả 2 đều do nước Đức khởi xướng. Dù đã có những sự phát triển vượt trội và mạnh mẽ thời kì trước thế chiến (cuối thế kỉ IXX, đầu thế kỉ XX) nhưng sau hai cuộc chiến, đặc biệt là sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II vào năm 1945, lãnh thổ Đức bị thu hẹp, quân đội bị giải giáp, nền kinh tế bị kiểm soát bởi các nước Đồng minh dành chiến thắng và họ trở nên vô cùng nghèo đói. Nước Đức như chìm trong đóng tro tàn không thể nào hồi sinh được.

Thế nhưng, ngày nay lại chứng kiến sự phát triển như vũ bão Đức khi quốc gia này là 1 trong 4 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, là trụ cột của Liên minh Châu Âu (EU), với những doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu như Damler, Siemens, Bayern, BMW, Adidas, Puma, DHL, SAP…

 

Ngay từ những ngày đầu thành lập cho đến khi phát triển đại cường, dân tộc Đức đã là một dân tộc khác biệt với nguồn tri thức dồi dào. Trong đó, sự độc lập, tự chủ, trách nhiệm và dám đương đầu với thử thách rất được chú trọng trong việc giáo dục của người Đức từ giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội và giáo dục tự thân. Người Đức đã sản sinh ra tầng lớp trí thức với những phát minh đỉnh cao về khoa học đã góp phần tạo nên nền tảng cho sự giải phóng dân tộc Đức.

Nổi bật là sự hình thành của chủ thuyết kinh tế thị trường xã hội (Social Market Economy) với ba nhân vật chủ chốt Walter Eucken, Alfred Muller Armack và Ludwig Erhard (người sau này làm Thủ tướng lèo lái con tàu kinh tế Đức từ 1963 đến 1966). Về cơ bản, kinh tế thị trường xã hội hướng tới ba mục đích vốn là tiền đề phát triển lành mạnh, đó là: phục vụ tự do con người, công bằng và an ninh xã hội và hòa hợp giữa mọi xu hướng xã hội. Từ đó, các công ty như Volkswagen, Siemens và Thyssen hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất phương tiện tự động, điện tử và kỹ thuật được sản sinh, là những trụ cột của tăng trưởng kinh tế Đức sau chiến tranh.

Nước Đức có một nền tảng rất vững chắc về khoa học và có thế mạnh về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống. Chính vì thế, đứng trước sự ảnh hưởng của chiến tranh, họ không hề lung lay, mà ngược lại đã tiếp thu rất nhanh phương châm lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Cùng với sự tự lập, trách nhiệm trong từng hành động, người Đức còn luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu và khám phá đến tận cùng mọi khía cạnh trong đời sống để hướng đến cuộc sống văn minh phát triển. Chính việc nghiêm túc học hỏi, liên tục đưa ra các ý tưởng, thử nghiệm, cải tiến đổi mới của người Đức đã sản sinh ra nhiều phát minh quan trọng đi đầu trong lĩnh vực như khoa học, y học, xe hơi, hàng không vũ trụ… mở đường cho giai đoạn phát triển thịnh vượng của quốc gia Đức và văn minh nhân loại về sau. Có thể kể đến một số phát minh quan trọng của người Đức như động cơ Diesel, xe máy, xe hơi, kính hiển vi điện tử, kính áp tròng, máy ghi âm, định dạng MP3, thiết bị khử trùng trong phòng thí nghiệm Bunsen Burner,…

 

Cùng với nền tảng về khoa học, Đức còn được xem là cái nôi của nền âm nhạc, văn chương, sân khấu và mỹ thuật của Châu Âu, đã sản sinh ra những nhạc sĩ, những văn sĩ và thi sĩ ưu tú nhất trong lịch sử thế giới văn minh với các tên tuổi nổi tiếng như: Beethoven, Bach, Goethe, Heine và Schiller… Chính vì thế tại Đức thường xuyên tổ chức các buổi hòa nhạc hay các lễ hội âm nhạc như chương trình Techno-rung Berlin, lễ hội nhạc rock, các buổi hòa nhạc cổ điển được tổ chức tại các nhà hát lớn. Về lịch sử và nghệ thuật nước Đức còn tồn tại nhiều di tích, bảo tàng về chiến tranh cũng như nghệ thuật, các nơi này đều được mở cửa cho công chúng tham quan. Nước Đức cũng rất mạnh về thể thao, đặc biệt là bóng đá.

Là một quốc gia chú trọng nền tảng tri thức, văn hóa Đọc ở Đức rất được coi trọng, ở các thành phố lớn đều có các tủ sách đặt ở trung tâm cho mọi người tới lấy đọc, thậm chí trên xe buýt cũng có một kệ đựng sách. Vào tháng 10 hằng năm, ở Đức có tổ chức hội chợ sách lớn nhất thế giới: Hội chợ sách quốc tế Frankfurt – là một trong những hội chợ sách lâu đời từ năm 1450 với quy mô lớn nhất thế giới được tổ chức hằng năm tại Đức, thu hút sự tham gia của các quốc gia trên toàn cầu và là niềm tự hào của nước Đức. Bên cạnh việc giới thiệu các đầu sách hay đa dạng chủ đề, lĩnh vực đến từ các tác giả trên toàn cầu, hàng loạt sự kiện giao lưu giữa người đọc và những cây viết nổi tiếng bao gồm những nhà văn đoạt giải thưởng Nobel để trao đổi về sách và phát triển văn hóa đọc sách luôn thu hút sự quan tâm tại hội chợ sách quốc tế Frankfurt.

 

Trong doanh nghiệp, đội ngũ trí thức và lực lượng lao động được chú trọng. Trong đó, một loạt các chương trình giáo dục được đề ra như "Dẫn đầu nhờ giáo dục", "Hiệp ước về việc làm nhằm củng cố động lực tăng trưởng và hiện đại hóa", chương trình "Đóng góp của lao động di cư đảm bảo số lượng nhân công cần thiết tại Đức"… Bên cạnh đó, chính phủ còn tập trung phát triển liên tục hệ thống đào tạo hướng nghiệp với quan điểm đáp ứng những thách thức trong tương lai thông qua Công ước Giáo dục và Đào tạo hướng nghiệp theo đó ngành công nghiệp cam kết sẽ cung cấp 30.000 vị trí đào tạo thường xuyên mới và 25.000 vị trí đào tạo định kỳ hàng năm.

Không chỉ sở hữu đội ngũ trí thức hàng đầu, nước Đức còn rất chú trọng vào phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp để thu hút các nhân tài công nghệ quốc gia và quốc tế. Theo số liệu của Compass, Berlin là nơi hoạt động của từ 1.800 đến 3.000 các công ty khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ. Các công ty khởi nghiệp trong hệ sinh thái của Berlin có lịch sử thành công tại các thị trường như thương mại điện tử, game, thương trường, với một số mô hình khởi nghiệp mới cho thấy tiềm năng trong các ngành khác như SaaS và Adtech. Chính phủ Đức còn miễn thuế tài trợ hạt giống cho các công ty, cùng với đó là khoản tài trợ đầu tư khởi nghiệp. Bên cạnh đó còn miễn thuế trên vốn liên doanh từ năm 2016 cho các công ty nhận được khoản tài trợ đầu tư của chính phủ vào giai đoạn đầu.

 

Không chỉ chú trọng tri thức, người Đức còn có tinh thần yêu nước, trân trọng bản sắc văn hóa và sự nâng niu những giá trị truyền thống. Người Đức có câu: "Sự nỗ lực của một người là phép cộng. Sự nỗ lực của tập thể là phép nhân" (Wer alleine arbeitet , addiert. Wer zusammen arbeitet, multipliziert).

Chính vì thế, dù xã hội có "hỗn loạn" hay sự du nhập của các trào lưu mới thì người Đức vẫn giữ được những giá trị quan của mình. Khi tái thống nhất đất nước và tiến hành xây dựng các công trình kiến trúc, thay vì chạy theo những phong cách đương thời, người Đức lại chọn cách phục hồi diện mạo cũ. Ngày nay, phong cách kiến trúc Baroque, Rococo cổ xưa vẫn còn được lưu giữ tại các thành phố lớn nhỏ của Đức. Các kiến trúc sư tâm huyết với những công trình của mình, các nhà sản xuất tận lực với từng sản phẩm của doanh nghiệp và mỗi người dân đều quý trọng những thứ thuộc về quê hương, dân tộc. Một sản phẩm của người Đức được làm ra không chỉ có mục đích sử dụng, mà còn chứa đựng trong đó danh dự và tâm huyết của của người sáng tạo.

Với người Đức, lời hứa rất được coi trọng và giống như "khế ước tinh thần" trong văn hóa của mình. Từ "nghề nghiệp" trong tiếng Đức hàm ý là "thiên chức" hoặc "tiếng gọi của Thượng đế", nghề nghiệp mà mỗi người theo đuổi, xét trên ý nghĩa "thiên chức" đều là thiêng liêng, thần thánh. Chính vì thế người Đức làm việc nghiêm túc, luôn có trách nhiệm, cố gắng làm tốt phận sự của mình. Những sản phẩm mang thương hiệu "Made in Germany" phải là những sản phẩm tốt nhất. Nhờ việc theo đuổi "chủ nghĩa hoàn hảo" cùng tinh thần "kỷ luật thép", người Đức luôn nỗ lực hơn 100% sức lực để tạo ra được những sản phẩm mang thương hiệu "Made in Germany" có chất lượng vượt trội, làm đến tận cùng để đạt đến sự hoàn mỹ và đặc biệt. "Tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ để không phải đi con đường vòng tới những thành công lớn" chính là kim chỉ nam cho mọi hành động của người Đức.

 

Sản phẩm "Made in Germany" chú trọng về chất lượng, sở hữu công nghệ cao, dịch vụ tốt. Các sản phẩm của doanh nghiệp Đức thường đều đứng đầu thế giới, và các nước khác thường không thể sản xuất được những sản phẩm như vậy. Từ máy móc, sản phẩm công nghệ cao, đồ gia dụng trong trong bếp cho đến những đồ thể thao của Đức đều là những sản phẩm có chất lượng vượt trội lên đến hàng trăm năm.

Chính những nỗ lực miệt mài theo "chủ nghĩa hoàn hảo" cùng tinh thần "kỷ luật thép" của người Đức đã hồi sinh kỳ diệu đất nước sau chiến tranh để tạo ra những thành tựu ngày hôm nay. Khi cả châu Âu chìm ngập trong nỗi ám ảnh nợ công, thất nghiệp, suy thoái tài chính thì nước Đức vẫn kiên cường thẳng tiến, trở thành chỗ dựa, đầu tàu vực dậy cả EU. Đó là nguyên nhân để Đức luôn là một trong những quốc gia đặc biệt thành công trong xuất khẩu và sở hữu những thương hiệu cao cấp, uy tín hàng đầu thế giới như: Bosch, Audi, Mescedes, Adidas, Nivea,…

Câu chuyện về sự phát triển của quốc gia Đức được khái quát cùng sự vươn lên của văn minh phương Tây, được nhắc đến trong quyển sách: "Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới" của tác giả Niall Ferguson - một đầu sách thuộc Tủ sách nền tảng đổi đời của Tập đoàn Trung Nguyên Legend do Nhà sáng lập, Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn.

(Đón đọc nội dung tiếp theo: “Cỗ xe tăng Đức” – Từ đống tro tàn vươn lên cường quốc hàng đầu – Kỳ II)