Chữa nấc tuyệt đối không được uống nước

Nhiều người có thói quen mỗi khi bị nấc thường uống vài ngụm nước ấm. Cách này có thể tình cờ giúp bạn hết nấc nhưng cũng có những nguy hiểm nhất định làm tắc đường khí quản.
Ảnh minh hoạ: Internet

Nấc là một hiện tượng thường xảy ra ai cũng từng gặp trong đời. Nấc không gây khó chịu nhiều vì nó chỉ đến và đi trong chốc lát. Tuy nhiên, có loại nấc kéo dài và xảy ra thường xuyên do bệnh lý như những bệnh dạ dày, viêm khí quản, màng ngực...

Nhiều người có thói quen mỗi khi bị nấc thường uống vài ngụm nước ấm. Cách này có thể tình cờ giúp bạn hết nấc nhưng cũng có những nguy hiểm nhất định làm tắc đường khí quản.

Nguyên nhân là do khi xảy ra hiện tượng nấc cũng có nghĩa là màng cơ hoành (phần tiếp giáp giữa khoang ngực và khoang bụng) đang co giãn có tình chất nghỉ giai đoạn.

Khi xảy ra sự co giãn mang tính nghỉ giai đoạn, phần bụng phía trước ngực bị co rút lại. Không khí đột nhiên hút vào tác động lên dây thanh đới rồi phát ra những tiếng nấc.

Thêm nữa, khí quản nằm ở trước thực quản và cả 2 bộ phận này đều thông với họng. Phía trên khí quản có đốt xương mềm. Khi con người uống nước hay nuốt thức ăn, cả vòm họng nâng lên, đầu ống khí quản vừa đúng được đốt xương mềm đóng lại.

Nhưng, khi chúng ta hít thở, tình hình ngược lại, không khí vào trong khí quản thì vòm họng hạ xuống, ống khí quán mở ra.

Khi bị nấc thì rất khó khống chế. Nếu như bị nấc liên tục, ống khí quản sẽ mở ra để cho không khí hít vào thở ra.

Nếu uống nước vào lúc này, nước ngậm trong khoang miệng khó tránh khỏi việc chảy vào khí quản và gây ra ho phản xạ, thậm chí là tắc đường khí quản.

Phải làm sao khi bị nấc?

Mỗi khi bị nấc, hãy hít 1 hơi dài rồi từ từ thở ra. Làm vài lần như vậy sẽ hết nấc mà không gặp bất kỳ nguy hiểm nào cả.

Theo Theo Tri thức trẻ