Ông Bryan Carroll - CEO Ngân hàng thuần số TNEX đã có những chia sẻ cụ thể về bài toán này.
- Giới trẻ ngày nay ngày càng quan tâm tới quản lý tài chính cá nhân (PFM). Theo ông, nhu cầu và mong muốn của Gen Z khác với thế hệ trước như Gen Y, Gen X như thế nào?
Ông Bryan Carroll: Đội ngũ TNEX bắt đầu hành trình PFM giống như cách chúng tôi làm đối với tất cả các sản phẩm và dịch vụ của mình - bằng cách hỏi khách hàng hai câu hỏi: "Bạn cần gì" và "Chúng tôi có thể giúp gì?".
Chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng nhu cầu của thế hệ Z khác biệt đáng kể so với nhu cầu của thế hệ Millennials. Rõ ràng là việc cung cấp cho khách hàng Gen Z một công cụ lập ngân sách/PFM "truyền thống" sẽ không hiệu quả. Gen Z muốn có một trải nghiệm trực quan và thú vị, nhưng quan trọng nhất là giúp họ đưa ra các quyết định tài chính có kiến thức và sáng suốt hơn.
Từ các dữ liệu thu thập được, chúng tôi xây dựng trải nghiệm người dùng bằng các trò chơi tương tác và đơn giản hóa, thiết lập, cảnh báo ngân sách chủ động, khả năng theo dõi các giao dịch tiền mặt và kỹ thuật số. Đặc biệt, chúng tôi trao khách hàng quyền truy cập các kiến thức thông qua kênh giáo dục tài chính Vitamin T.
- Các Gen Z phóng khoáng trong tiêu dùng cá nhân, mong muốn tự chủ tài chính nhưng lại e dè khi nhắc tới chuyện đầu tư. Ông có lời khuyên gì cho họ?
Ông Bryan Carroll: Khi bạn càng trẻ, bạn càng nên tiết kiệm hoặc đầu tư sớm nhất có thể. Vì thời gian và sức mạnh của lãi kép sẽ nhân số tiền của bạn lên gấp nhiều lần.
Khi bạn đầu tư, bạn kiếm được lãi kép (chỉ phần lãi cộng dồn trên tiền lãi kỳ trước đó của mình), do đó bạn kiếm được nhiều tiền hơn một cách đáng kể từ các khoản đầu tư của mình sau một khoảng thời gian. Lấy ví dụ, bạn có thể đầu tư 2,6 triệu đồng một năm (tức 50 nghìn đồng mỗi tuần) từ năm 19 tuổi đến năm 27 tuổi. Trong điều kiện ngay cả khi bạn không tiết kiệm và đầu tư gì thêm sau đó, giả sử tỷ suất lợi nhuận của khoản đầu tư này là 10% trong những năm tiếp theo, bạn sẽ nhận được 1,3 tỷ đồng vào thời điểm bạn 65 tuổi.
Mặt khác, nếu bạn đợi đến năm 27 tuổi mới bắt đầu tiết kiệm 2,6 triệu đồng mỗi năm để đầu tư và sau đó đầu tư đều đặn trong 38 năm tiếp theo, bạn sẽ có 1 tỷ đồng vào tuổi 65. Nói cách khác, bạn sẽ kiếm được thêm tiền bằng cách đầu tư sớm trong 8 năm (từ năm 19 tuổi đến năm 27 tuổi) hơn là tới tận năm 27 tuổi mới bắt đầu đầu tư và phải tiếp tục đầu tư thêm 38 năm nữa cho đến khi 65 tuổi.
Cơ hội là như vậy nhưng để tiết kiệm hoặc đầu tư, bạn cần có một khoản thu nhập còn lại hàng tháng sau khi chi trả các chi phí thiết yếu. Thách thức của Gen Z Việt cũng như các bạn trẻ khác trên thế giới là rất khó để có tiền dư để bắt đầu đầu tư.
TNEX đem tới chiếc “chìa khóa” để bất kỳ ai dù già hay trẻ đều có thể cân bằng nhu cầu tài chính ngày hôm nay với nhu cầu đầu tư cho ngày mai. Đó là nhờ việc quản lý chi tiêu hàng ngày tốt hơn và gợi ý cách thức kiếm được nhiều tiền hơn.
Công cụ Quản lý tài chính cá nhân TNEX (PFM) giúp khách hàng chủ động quản lý chi tiêu hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Để giảm khoản khách phải chi, chúng tôi cung cấp chiết khấu cho hóa đơn điện thoại và điện nước, đồng thời giúp khách hàng tìm kiếm các ưu đãi và giảm giá khi mua sắm thông qua các đối tác của TNEX.
Bên cạnh đó, TNEX thưởng cho những khách hàng giới thiệu bạn bè đến ứng dụng của chúng tôi, thể hiện tốt các hành vi về tài chính và lối sống, cũng như những người trở thành đại sứ thương hiệu hoặc người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Khách hàng cũng có thể quay “Vòng tròn chất chill” mỗi ngày và có cơ hội giành thêm một số tiền mặt hoặc giải thưởng.
- Được biết, để giúp Gen Z hết sợ… đầu tư, ngoài kênh giáo dục tài chính Vitamin T, TNEX còn ký hợp đồng chiến lược với Fincorp ra mắt sản phẩm đầu tư vi mô, bắt đầu từ 10.000 đồng? Lý do TNEX chọn một số tiền nhỏ như vậy để khách hàng bắt đầu khoản đầu tư đầu tiên của họ là gì?
Ông Bryan Carroll: Một trong những mục tiêu của TNEX là giúp những người trẻ tuổi có thể tiếp cận đầu tư và quản lý tài sản. Chúng tôi muốn họ được hưởng lợi từ việc gieo mầm sớm cho tương lai thành công.
Theo truyền thống, để đầu tư, bạn phải đối mặt với 3 rào cản - 1) Chi phí đầu tư cao/phí quản lý cao, 2) Số tiền đầu tư tối thiểu cao và 3) Sự phức tạp/thiếu hiểu biết hoặc thiếu kiến thức về tài chính.
TNEX đang loại bỏ những rào cản này thông qua việc cho phép khách hàng bắt đầu hành trình đầu tư của mình chỉ với 10.000 đồng. Hành trình này được thúc đẩy bởi việc sử dụng ngân hàng miễn phí trọn đời, quản lý tài chính cá nhân và tiếp cận với giáo dục tài chính.
- Theo ông, việc TNEX đem tới nền tảng đầu tư vi mô sẽ mang lại lợi ích gì cho Gen Z?
Ứng dụng di động TNEX được xây dựng có chủ đích cho giới trẻ Việt Nam - thế hệ sinh ra trong thời đại kỹ thuật số. Đây là một thế hệ tin rằng họ chỉ có hai lựa chọn khi nói đến cuộc sống tài chính của họ - tiết kiệm và có một cuộc sống nhàm chán hoặc tận hưởng cuộc sống theo một cách không đúng đắn khi tiêu xài quá mức, chỉ tích lũy được những trải nghiệm vui vẻ và sau này mới thiết lập kế hoạch tài chính thận trọng hơn.
TNEX tin rằng có một lựa chọn thứ ba - một lựa chọn giúp những người trẻ tuổi từng bước xây dựng cuộc sống ổn định về tài chính. Chìa khóa để biến lựa chọn này thành hiện thực là cung cấp PFM (giải phóng tiền để đi đầu tư) và các sản phẩm đầu tư phù hợp với phong cách sống của Gen Z.