Camera giám sát trên phương tiện giao thông bùng nổ trong dịch COVID-19

Để tiếp tục ứng phó với dịch COVID-19, hàng loạt quốc gia trên thế giới cho lắp đặt hệ thống camera trên phương tiện giao thông công cộng, xe taxi, địa điểm công cộng và kết nối với hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo). Hệ thống phát hiệntình trạngkhông đeo khẩu trang, vi phạm giãn cách,đo đếm mật độ hành khách. Các nước áp dụng phổ biến từ giữa năm 2020. Tại Việt Nam, AI cảnh báo khẩu trang chỉ mới ở mức tự phát nhỏ lẻ mà chưa được quan tâm đúng mức từ cơ quan chức trách.

Tại Mỹ, đầu năm 2021, Bộ Giao thông nước nàyđã cấp 600.000 USD cho New Jersey Transit, công ty vận tải công cộng lớn thứ ba nước này và đi đầu trong ứng dụng công nghệ AI kết nối camera. Số tiền trên được sử dụng để lắp camera trong tàu điện và phân tích dữ liệu theo thời gian thực, cho phép hành khách thấy mức độ đông đúc của từng toa tàu thông qua ứng dụng di động của Bộ Giao thông Mỹ và tự quyết định có lên tàu hay không. Ngoài đo số người mỗi toa, hệ thống cũng được sử dụng để nhận diện hành khách không đeo khẩu trang.

Ở Trung Quốc, việc áp dụng công nghệ AI để chống dịch COVID-19 được triển khai vào diện sớm nhất thế giới. Đầu năm 2020, các nhà chức trách đã trang bị cho các đoàn tàu điện ngầm nhiều camera độ phân giải cao để ngăn những hành khách không đeo khẩu trang lên tàu. Beijing Subway Limited, công ty vận hành các tuyến tàu điện ngầm cho biết, camera ghi lại hình ảnh của hành khách và truyền đến nền tảng thông minh để xác định hành khách có đeo khẩu trang hay không, phản ánh mật độ khách trên tàu, thậm chí là ghi nhận được hành khách vẫy tay kêu cứu, ngất xỉu và tình trạng điều hòa không khí trong từng toa xe.

Tại Pháp, giữa năm 2020, hệ thống camera trên các phương tiện công cộng được tích hợp AI để theo dõi tình trạng đeo khẩu trang được công ty DatakaLab phát triển. AI đã được tích hợp vào camera an ninh của hệ thống tàu điện ngầm Paris, các xe buýt ở thành phố Cannes và các hệ thống giám sát công cộng hiện có trên khắp nước Pháp. Hệ thống sẽ phát hiện các cá nhân không đeo khẩu trang trong khoảng thời gian 15 phút, tổng hợp tất cả thông tin được ghi lại, cung cấp các cơ quan chức năng thu thập để xem xét.

Công nghệ nhận diện khẩu trang được triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ với cách tiếp cận độc đáo

“Khẩu trang Corona” là một cách tiếp cận độc đáo khác tạiThổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền thành phố thành phố Trabzoncho lắp đặt các camera kèm màn hình tại mọi trạm xe buýt vào cuối năm 2020. Các camera này có thể phát hiện người không đeo khẩu trang hoặc đeo không đúng cách. Khi nhìn vào các camera có màn hình này, hành khách sẽ thấy hình virus Covid-19 khổng lồ che kín khuôn mặt của mình để nhắc nhở họ thực hiện nghiêm túc biện pháp đeo khẩu trang, tránh bị xử phạt với mức phạt lên tới 115 USD.

Không chỉ xe buýt, tàu điện ngầm, nhiều nước còn áp dụng vào cả taxi. Cụ thể, giữa năm 2020, cơ quan giao thông đường bộ Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) yêu cầu xe taxi phải áp dụng AI để giảm tránh lây lan dịch bệnh. Tháng 6/2020, mọi xe taxi tại Dubai đã hoàn thành áp dụng công nghệ AI. Ông Ahmed Mahboub, Giám đốc Cơ quan Giao thông Đường bộ Dubai cho biết “Công nghệ này cũng có thể báo cáo các hành vi vi phạm về giãn cách và việc đeo khẩu trang không đúng cách, nhờ vào việc phân tích video bằng camera giám sát trên ô tô. Công nghệ này đang được triển khai rộng rãi cho tất cả các phương tiện vận tải khác”.

Hình ảnh được chia sẻ trên trang chính thức của Văn phòng Truyền thông Dubai

Hay Uber - một trong những nhà dịch vụ taxi lớn nhất thế giới, cũng sử dụng công nghệ AI trên quy mô toàn cầu để đảm bảo rằng các tài xế của họ đang đeo khẩu trang, thông qua việc gọi điện cho các tài xế để lấy ảnh selfie (ảnh tự chụp).

Một doanh nghiệp Việt đã ứng dụng thành công AI phát hiện người không đeo khẩu trang

Tại Việt Nam,từ tháng 6/2021, một doanh nghiệp Việt - Công ty BA GPS ứng dụng thành công AI và cung cấp miễn phí dịch vụ này cho doanh nghiệp vận tải. Công nghệ AI kết nối với camera trực tuyến trên phương tiện, sẽ đưa ra cảnh báo nếu hành khách và nhân viên trên xe không đeo khẩu trang hoặc đeo không đúng cách. Thông tin này tự động báo tới doanh nghiệp vận tải và tới điện thoại của lái xe và phụ xe.

Tháng 6 và tháng 7/2021, Công ty BA GPS đã triển khai cho 40 doanh nghiệp vận tải với khoảng 1.000 đầu xe vận tải khách, xe chở công nhân và chuyên gia. Công nghệ nàygiúp các doanh nghiệp vận tải giảm 3 lần số người không đeo khẩu trang hoặc đeo khẩu trang không đúng cách, so với trước khi áp dụng công nghệ này để cảnh báo.Đại diện doanh nghiệp này cho hay “Chúng tôi sẵn sàng cung cấp dịch vụ miễn phí cho ngành vận tải, góp sức cùng Chính phủ chống dịch”.

Thời gian qua, nhiều vụ việc lây lan dịch COVID-19 thông qua phương tiện vận tải, đặc biệt là xe khách đã xảy ra tại nước ta. Hàng loạt tỉnh thành như Thái Bình, Quảng Ninh, Khánh Hoà, Lâm Đồng… phải khởi tố vụ án các vụ án xe đường dài làm lây lan dịch bệnh dọc tuyến Bắc - Nam. Về giải pháp, thực hiện chủ trương chống dịch “5K+công nghệ” của Chính phủ, Bộ GTVT sớm đề xuất cấp mã QR Code để xe chở hàng có thể lưu thông trên “luồng xanh”. Tuy nhiên, hàm lượng công nghệ của giải pháp này không cao. Việc kiểm soát lộ trình xe chạy vẫn phụ thuộc vào việc cắt cử lực lượng kiểm tra thủ công trực tiếp tại các chốt hoặc trên đường, gây ách tắc giao thông và không đủ nguồn nhân lực thực hiện. Dữ liệu của ngành GTVT và các ngành khác vẫn bị phân mảnh nên chưa phát huy hiệu quả tổng thể. Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho biết, quy định “luồng xanh” vận tải hiện đã bị bãi bỏ. Tới đây, khi các địa phương khống chế được dịch, dần tháo dỡ giãn cách, việc kiểm soát lây lan dịch COVID-19 trên phương tiện giao thông (vốn khép kín, yếm khí, khó truy vết…) sẽ là thách thức lớn đối với ngành giao thông vận tải.