> Chế độ ăn cho người tiểu đường thừa cân
Do vậy, mọi người đều muốn tìm kiếm những sản phẩm thay thế các loại đường tinh luyện truyền thống. Dưới đây là 20 chất tạo ngọt tự nhiên tốt nhất có hương vị thơm ngon, tốt hơn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.
1. Mật cây thùa (Agave nectar)
Mật cây thùa là một dung dịch nhẹ dịu, được chiết xuất từ cây thùa và có vị ngọt hơn đường tinh luyện.
2. Mật mía
Mật mía thu được sau khi cây mía được đun 3 lần. Mật mía có vị ngọt đậm đà và có thể là chất tạo ngọt tốt cho bột yến mạch và ngũ cốc.
3. Xi-rô gạo lứt
Xi-rô gạo lứt được chế biến từ gạo được nấu chín ủ với men, giúp phá vỡ thành phần tinh bột trong gạo để tạo xi-rô đậm đặc. Xi-rô gạo lứt không quá ngọt nhưng có hương vị bơ đường nhẹ đặc trưng.
4. Đường Fructose
Đường fructose được làm từ các loại đường hoa quả và ngọt hơn đường tinh luyện. Phần lớn đường fructose được bán trong cửa hàng thực phẩm ở dạng hạt.
5. Đường Rapadura
Đường Rapadura rất giống với đường thô. Đường Rapadura là dạng nước ép tinh khiết từ cây mía và bay hơi ở nhiệt độ thấp. Đường Rapadura rất dồi dào các khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng.
6. Xi-rô lúa mạch
Xi-rô lúa mạch được chế biến từ mầm lúa mạch rang chín và nấu thành xi-rô. Hương vị mạch nha của xi-rô rất phù hợp để làm các loại nước sốt nghiền và ngọt.
7. Mật ong
Mật ong được tạo ra từ những chú ong hút mật hoa. Mật ong là một chất tạo ngọt tự nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng.
8. Đường Maltose
Đường Maltose được làm từ tinh bột của mầm ngũ cốc và gạo. Nó được nấu chín và ủ lên men cho đến khi chuyển thành đường. Đường Maltose có thể ở dạng tinh thể hoặc dạng xi-rô.
9. Cỏ ngọt
Cỏ ngọt là một loại thảo dược có vị rất ngọt và sẵn có tại các cửa hàng thực phẩm dưới dạng bột hoặc chất lỏng.
10. Đường dừa
Đường dừa được làm từ nước ép của nụ hoa dừa. Đường dừa rất giàu kali, kẽm, magiê và sắt. Với đặc tính đường huyết thấp hơn, đường dừa là một lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe.
11. Đường chà là
Đường chà là là một chất tạo ngọt làm từ quả chà là khô và ép. Chúng rất giàu sắt, kali và vitamin.
12. Nước ép trái cây cô đặc
Nước ép trái cây cô đặc được làm từ nước ép trái cây và rất sẵn có tại nhiều cửa hàng thực phẩm, với đầy đủ hương vị và giá trị dinh dưỡng.
13. Xi-rô cây thích
Xi-rô cây thích được lấy từ nhựa cây thích và đun sôi để cô đặc thành xi-rô. Xi-rô cây thích chứa một lượng lớn canxi.
14. Xi-rô lúa mì
Sau khi lúa mì được thu hoạch, lá của nó được chiết xuất thành một loại nước ép có vị ngọt. Nước ép được đun sôi, sau đó để nguội thành một dạng xi-rô đậm đặc, màu vàng đậm và vị ngọt tinh tế.
15. Đường cây thích
Đường cây thích là sản phẩm còn lại khi toàn bộ chất lỏng được nấu hết thành xi-rô cây thích. Đường cây thích mang hương vị đặc trưng của cây thích và rất dịu nhẹ.
16. Đường Turbinado
Đường Turbinado là các hạt tinh thể màu nâu, nổi tiếng như đường thô và đây là đường được chế biến một phần có chứa mật đường.
17. Nước mía ép bay hơi
Nước mía ép bay hơi là một dạng đường turbinado có màu nhạt hơn. Chúng chứa một số chất dinh dưỡng và vitamin B12.
18. Đường Sucanat
Đường sucanat hơi khác so với đường rapadura vì loại đường này và mật đường được tách riêng trong quá trình chế biến và sau đó kết hợp lại. Vị ngọt của chúng giống với đường rapadura.
19. Đường trái cây
Đường trái cây làm từ sự pha trộn tự nhiên giữa carbonhydrate của nho và gạo. Đây là một sản phẩm làm ngọt tự nhiên mới.
20. Chất tạo ngọt Xylitol
Một chất tạo ngọt tự nhiên có trong trái cây và một số loại rau củ. Xylitol được lưu trữ ở dạng tinh thể tại nhiều cửa hàng thực phẩm và rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Minh Châu
Theo HMU