Buôn Ma Thuột: Sự trỗi dậy nhìn từ tầm nhìn quy hoạch

Trong làn sóng dịch chuyển của thị trường bất động sản, Buôn Ma Thuột trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho các nhà đầu tư trong giai đoạn hậu Covid-19. Với tầm nhìn về quy hoạch mang tính bền vững và quỹ đất dồi dào, địa phương này trở thành mảnh đất sẽ cho ra nhiều “hoa thơm, trái ngọt”.
Để các khu đô thị phát triển bền vững, lâu dài và hiệu quả thì cần có tầm nhìn chiến lược về quy hoạch

Trăm hoa đua nở, đâu là điểm đến cho nhà đầu tư?

Tại dự báo thị trường bất động sản công bố đầu năm 2020, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã nhận định: Triển vọng phát triển sẽ nghiêng về những doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn, đầy đủ pháp lý ở những khu vực có tiềm năng phát triển. Đón đầu cơ hội, hàng loạt tập đoàn lớn như Vingroup, FLC, Novaland, Capital House... đã nhanh chóng khai phá những miền đất mới với thuận lợi về quỹ đất cũng như ưu đãi cho nhà đầu tư.

Có thể thấy, sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư từ các đô thị trung tâm lan sang đô thị cấp tỉnh đã xuất hiện từ giai đoạn 2018 - 2019 và bước sang 2020, bất động sản ở các đô thị địa phương như những vườn hoa rực rỡ sắc màu khiến không ít nhà đầu tư phải choáng ngợp. Trong sự bùng lên như “trăm hoa đua nở” của thị trường địa phương thì nhà đầu tư như những chú ong thợ cần mẫn, phải tìm ra được đúng bông hoa có nhụy ngon để thu về mật ngọt, đó là miền Bắc với Bắc Ninh, Thái Nguyên; miền Trung với Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Huế, Đăk Lăk… ; miền Nam với Bình Dương, Long An...

Theo các chuyên gia, bên cạnh sức hút về quỹ đất thì quy hoạch được coi là xương sống, bệ đỡ để định hình sự phát triển của thị trường bất động sản. Với nhà đầu tư, quy hoạch chính là chỉ số quan trọng để từ đó nhìn ra tiềm năng sinh lời của bất động sản khu vực đó trong tương lai và làm nhiệm vụ “xuống tiền”.

Các chuyên gia về kiến trúc - quy hoạch đều đồng tình quan điểm rằng, trong xây dựng và phát triển đô thị ngày này, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng đóng vai trò quan trọng, mang tính chiến lược, làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển đô thị… Một đô thị có tầm nhìn quy hoạch xa, có chiến lược quy hoạch rõ ràng, thì sẽ dễ dàng có được bước phát triển bền vững.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, với lợi thế về thiên nhiên, khí hậu trong lành hơn các thành phố lớn, diện tích đất sạch đủ để đáp ứng nhu cầu về một khu đô thị lớn đồng bộ về tiện ích, cảnh quan, cơ sở hạ tầng, các dự án ở các đô thị địa phương hứa hẹn chắc chắn sẽ đem lại giá trị cao.

“Đầu tư bất động sản đều có quy luật và giới hạn nhất định. Không phải vùng nào, tỉnh nào cũng có thể đầu tư. Yếu tố cốt lõi chính là yếu tố hạ tầng và nhu cầu của cư dân. Các khu công nghiệp có nhiều công nhân và khu trung tâm dịch vụ thương mại dân cư ở lâu đời thì việc hình thành các khu đô thị lớn mới thành công.

Cụ thể, khu vực đông dân có nhu cầu dịch vụ thương mại phải kể đến khu vực đồng bằng Nam Bộ, miền Tây. Mới đây, thị trường bất động sản Buôn Ma Thuột cũng đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư”, TS. Đinh Thế Hiển nhận định.

Sức hấp dẫn là của các đô thị địa phương là như nhau, nhưng để các khu đô thị ấy phát triển bền vững, lâu dài và hiệu quả thì cơ bản phải soi xét từ yếu tố quy hoạch, được coi là chỉ số đánh giá quan trọng cho các nhà đầu tư.

Và trong kế hoạch dài hạn của những tập đoàn lớn, bất động sản Tây Nguyên, cụ thể là Buôn Ma Thuột được nhắm tới là địa hạt màu mỡ đang sẵn sàng cho công cuộc khai thác bởi những dấu ấn mạnh mẽ về quy hoạch mà vùng đất này mang lại.

Sức hút từ tầm nhìn quy hoạch của Buôn Ma Thuột

Trong những bông hoa đang đua nở ở chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản, Buôn Ma Thuột nổi lên với sắc màu tươi tắn nhất khi được đánh giá là TP năng động và phát triển nhất Tây Nguyên, là đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam với 502.170 người (dân số năm 2019), mật độ 1,331 người/km2, trong đó, hơn 80% dân cư sống tại khu vực nội thành.

Cùng với các thành phố: Bắc Ninh, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La, Vinh, Việt Trì, Hà Nội, Buôn Ma Thuột đã được chọn là 1 trong  10 đô thị sạch trên cả nước. Địa phương này cũng được Chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tương đối tốt trong một thời gian ngắn.

Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột được xem nơi có vị trí chiến lược rất quan trọng. PGS.TS. Trần Đình Thiên nhận định, lợi thế đặc biệt của Đắk Lắk là Buôn Ma Thuột, thành phố này được định hướng phát triển trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Với nền tảng đó, trong những năm tiếp theo Buôn Ma Thuột sẽ đẩy mạnh về mọi mặt để nhanh chóng đạt được định hướng sớm hơn dự kiến, trước năm 2030.

 EcoCity Premia nổi lên là khu đô thị đồng bộ và đẳng cấp đầu tiên nơi phố núi Buôn Ma Thuột

Dấu ấn về quy hoạch của Buôn Ma Thuột được thể hiện trong sự phát triển sự đồng bộ, hài hòa của hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội.

Thứ nhất, theo thống kê năm 2019, trên địa bàn tỉnh tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung đô thị đạt 100% với diện tích khoảng 27.841ha; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị đạt 14,86% (4.137ha/27.841ha); tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu 1/2000 đạt 60,3% (16.779ha/27.841ha), đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển đô thị.

Thứ hai, 98% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng và quốc gia.

Thứ ba, hệ thống hạ tầng và kết nối giao thông TP. Buôn Ma Thuột với các tỉnh lân cận, khu vực và quốc tế bằng đường bộ, đường sắt và đường hàng không đã và được ưu tiên phát triển. Cụ thể, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án động lực, trọng tâm như: Tuyến tránh thành phố đường vành đai phía Đông; đường vành đai phía Tây 2; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 29; xây dựng đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang (Khánh Hòa); cao tốc Buôn Ma Thuột - Liên Khương (Lâm Đồng); dự án đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa (Phú Yên); xây dựng các cảng cạn phục vụ vận tải đa phương thức; phát triển Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế; xây dựng cửa khẩu Đắk Ruê.

Có thể thấy, với tầm nhìn chiến lược phát triển theo Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, sự trỗi dậy của quy hoạch chính là lời cam kết tốt nhất với nhà đầu tư cho sự phát triển bền vững của khu đô thị vùng núi này.

“Buôn Ma Thuột có tiềm năng phát triển bất động sản rất tốt. Trước hết, trong cảm nhận của tôi, đây là một đô thị yên bình, nơi có cuộc sống an yên với những con người rất thân thiện, nhân văn. Đặc biệt, thành phố này không bị de dọa bởi biến đổi khí hậu, không khí sạch, luôn tạo cho ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Và theo vị chuyên gia này, sự xuất hiện của các dự án lớn trong thời gian qua tại Buôn Ma Thuột, điển hình như EcoCity Premia của Tập đoàn Capital House được kỳ vọng sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển đa dạng hơn những khu đô thị đồng bộ và đẳng cấp nơi phố núi.

“Chúng ta cần nhiều hơn những khu đô thị đồng bộ như thế này để thúc đẩy sự phát triển của thị trường", TS. Nghĩa nhấn mạnh.