Hội nghị là cơ hội để các nhà khoa học, cán bộ y tế cả nước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị, phòng chống bệnh sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng. Đây cũng dịp để các đơn vị báo cáo các thành tựu trong lĩnh vực phòng chống bệnh sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh.
Tham dự Hội nghị có các đại biểu của Bộ Y tế, Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Dược, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, lãnh đạo các Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các tỉnh, các trường Đại học Y dược, các Viện nghiên cứu. Tại hội nghị, ông Lim Say Piau, Giám đốc Tiếp thị phụ trách mảng kiểm soát véc-tơ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Bayer trình bày về những định hướng, chiến lược, cam kết và giải pháp của Bayer trong cuộc chiến kiểm soát véc-tơ truyền bệnh trên thế giới, khu vực và tại Việt Nam.
Ông Trương Thanh Hoan (đứng giữa), Giám đốc bộ phận Khoa học Môi trường, nhánh Khoa học Cây trồng, Bayer Việt Nam chia sẻ cùng đại biểu tham dự cam kết của Bayer nhằm chống lại Véc-tơ truyền bệnh
“Từ kiến thức chuyên môn, chúng tôi thấy rằng cần có một cách tiếp cận toàn diện để kiểm soát véc-tơ thực sự đạt hiệu quả. Với các hoạt động toàn diện 360° của Bayer gồm đưa ra danh mục sản phẩm tiên tiến, quan hệ hợp tác liên ngành, các chương trình giáo dục và đào tạo cũng như vận động ủng hộ toàn cầu, chúng tôi mong muốn chung tay cùng xã hội chống lại các bệnh truyền qua véc-tơ để bảo vệ hàng triệu người trên khắp thế giới“, ông Lim Say Piau chia sẻ.
“Với mục tiêu đó, tại Việt Nam, Bayer đã hợp tác liên ngành với WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và các cơ quan của Bộ Y tế thông qua các hoạt động như nghiên cứu đưa vào giải pháp mới K- Othrine Polyzone phun tồn lưu để kiểm soát sốt xuất huyết, sốt rét. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đề xuất giải pháp kiểm soát ổ dịch bằng K-Othrine 2 EW và Aqua Resigen 10.4 EW đã được WHOPES (WHO Pesticide Evaluation Scheme) khuyến cáo dùng trong chương trình phòng chống sốt xuất huyết trên thế giới và tại Việt Nam”, ông Lim Say Piau cho biết thêm.
Nhằm đẩy mạnh các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về các bệnh truyền qua véc-tơ, Bayer đã phát triển nền tảng học tập trực tuyến Mosquito Learning Lab. Với nội dung tương tác và hấp dẫn, chương trình học này giúp đưa thông điệp đến gần hơn với toàn xã hội nhằm duy trì mức độ nhận thức và cảnh giác cao, từ trẻ em đến người lớn, từ các cơ quan chức năng, trường học đến gia đình. Nội dung học bao gồm: giới thiệu về bệnh sốt xuất huyết, cách quản lý bệnh và các véc-tơ truyền bệnh, vòng đời của muỗi, các thực hành đơn giản để ngăn ngừa sốt xuất huyết trong và xung quanh nhà, v.v. Tại Việt Nam, mô hình Mosquito Learning Lab đã được giới thiệu với các em học sinh trong các hoạt động cộng đồng của Bayer Việt Nam và theo kế hoạch, bộ phận Khoa học Môi trường sẽ đẩy mạnh hợp tác với các đối tác liên quan để mang chương trình đến với nhiều học sinh hơn.
Các đại biểu tham dự hội nghị tham quan gian hàng Bayer Việt Nam trưng bày các giải pháp kiểm soát Véc-tơ truyền bệnh của Bộ phận Khoa Học Môi Trường
Mỗi năm, thế giới có hàng triệu người chết vì các bệnh truyền nhiễm do muỗi. Hầu hết các trường hợp tử vong do muỗi là trẻ em dưới 5 tuổi và hai loài muỗi chịu trách nhiệm cho một số bệnh do muỗi gây ra cho con người ngày nay là Anophele (véc-tơ chính truyền bệnh sốt rét) và Aedes (véc-tơ chính truyền bệnh sốt xuất huyết). Những người có thân nhiệt cao hơn bình thường rất hấp dẫn muỗi, đặc biệt là phụ nữ mang thai, những người có khả năng hô hấp carbon dioxide nhiều hơn 20% so với người bình thường. Muỗi rất thích mùi hôi chân, đồng thời cũng bị thu hút bởi chất khử mùi, nước hoa, xà phòng và các loại nước hoa khác. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng muỗi thích cắn người uống bia.
Có những cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp cộng đồng giảm nguy cơ sốt xuất huyết, bao gồm sử dụng các vật liệu đã qua xử lý bằng thuốc diệt côn trùng trong nhà, che các dụng cụ chứa nước, chôn lấp hoặc đổ sạch các đồ vật không còn dùng nhưng có thể tích nước để không tạo môi trường cho muỗi đẻ trứng. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần giám sát để xác định tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát véc-tơ truyền bệnh.