Trao đổi với PV, TS Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng việc Bộ Công Thương bán 343,66 triệu cổ phiếu của Sabecovới giá cao là thành công. Nhà nước đã thu được một số tiền rất lớn trong khi chỉ chuyển nhượng khoảng 51% cổ phần lên tới gần 5 tỷ USD.
“Chúng ta cần quan tâm số tiền thu được dùng để làm gì, sử dụng sao cho hiệu quả. Tôi tin Quốc hội đã có cơ chế sử dụng số tiền đó, có thể là đầu tư, giảm nợ công…”, ông Lịch chia sẻ.
Rất được giá nhưng quan trọng tiền thu được sẽ đầu tư như thế nào
Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) khác khi cổ phần hóa, thoái vốn cũng thu được kết quả cao. Ông nhấn mạnh cần tôn trọng việc công khai minh bạch và để thị trường quyết định giá cả.
“Tôi nghĩ trong việc thoái vốn nhiều DNNN tiếp theo không có bài học nào khác bằng bài học về tính công khai minh bạch. Giá bán là do thị trường quyết định”, TS. Lịch chia sẻ.
Điều lưu ý, theo ông Lịch, không thể bán vốn các DNNN một cách ồ ạt, mà phải có lộ trình và sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo giá cao. Tất cả DNNN thoái vốn cùng một lúc, thị trường sẽ không có sức mua. Việc thoái vốn nên thành từng đợt, theo lộ trình, như việc bán Sabeco sẽ đạt hiệu quả cao.
Nhà nước xác định loại doanh nghiệp nào cần nắm giữ, cái nào không cần. Nếu cái nào cần sẽ nắm giữ trên 51%, cái nào không cần thì thoái dần. Nếu đã xác định không cần nắm giữ thì phải thoái hết, không nên để vài chục phần trăm mà không có ý nghĩa gì.
TS. Võ Trí Thành, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, cũng nói cổ phần hoá Sabeco nằm trong ý đồ cải tổ DNNN, đặc biệt là quyết tâm cải cách DNNN đi vào thực chất hơn. Đó là thương vụ lớn, thể hiện được tính minh bạch cho sự lựa chọn của các nhà đầu tư, kể cả nước ngoài.
Đánh giá về số tiền thu được, ông Võ Trí Thành nói "cũng rất được giá". Tuy nhiên theo ông, có 2 vấn đề quan trọng hơn cần quan tâm.
"Thứ nhất là thay đổi tư duy về vai trò của Nhà nước ở những lĩnh vực thị trường, tư nhân làm tốt ở lĩnh vực nào thì để họ làm. Thứ hai là câu chuyện hậu cổ phần hoá. Tức chúng ta có tiền rồi thì sử dụng những đồng tiền đó như thế nào.
Cách tốt nhất là dùng cho chi thường xuyên, phải đưa vào những lĩnh vực tạo được sự lan toả tốt, ví dụ như đầu tư vào kết cấu hạ tầng, đầu tư vào đào tạo nhân lực", ông nói.
Riêng vấn đề hiệu quả, ông Thành nói chưa tính đến yếu tố lan toả vì phải chờ thời gian. Nhưng ít nhất giai đoạn này, giống như tiến trình hội nhập, quan trọng nhất là lựa chọn đối tác, đây là cuộc chơi không phải một lần mà lâu dài hơn nhiều.
Bộ Công Thương cũng bất ngờ
Một lãnh đạo Ban đổi mới doanh nghiệp, Bộ Công Thương, chia sẻ với Zing.vn rằng sự thành công trong vụ bán vốn này khiến ngay chính những người xây dựng đề án cũng bất ngờ. Theo vị này, đề án của Bộ Công Thương ban đầu chỉ kỳ vọng bán được với giá khoảng 200.000 đồng/cổ phiếu, sau đó nâng lên 220.000 đồng.
"Theo tính toán của đơn vị tư vấn, mức giá đưa ra là 183.000 đồng/cổ phiếu. Việc SAB liên tục tăng lên đến 320.000 đồng/cổ phiếu, lại bán được khối lượng lớn, khiến nhiều người bất ngờ", vị này nói.
Tuy nhiên, vị này cũng cho biết Bộ Công Thương tự tin về số lượng bán cổ phấn lớn, lên đến 51%. Khi đó, nhà đầu tư có thể mua được quyền kiểm soát doanh nghiệp. Khi có thể kiểm soát doanh nghiệp sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn và có thể bán được với giá cao.
"Nhà nước vẫn giữ được 36% cổ phần sau khi bán vốn, có quyền phủ quyết trong HĐQT. Chúng tôi tự tin việc bán cổ phần Sabeco thực hiện một cách công khai, minh bạch, không có lợi ích nhóm, mang lại hiệu quả tối đa cho nhà nước”, lãnh đạo Ban Đổi mới nói thêm.
Sau khi bán vốn, không ít người lo mất thương hiệu bia. Về vấn đề này, thành viên Ban Đổi mới cho biết doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam sẽ phải bảo vệ thị phần của chính mình.
"Muốn vậy chắc chắn phải giữ được thương hiệu bia vốn đã nổi tiếng và quen thuộc. Họ đã trả tiền ra để mua cả thương hiệu và thị trường của Sabeco. Nếu họ đưa ra sản phẩm khác, biết đâu không được thị trường chấp nhận, do đó sẽ phải giữ thương hiệu", vị này nêu quan điểm.
Phía Bộ Công Thương cũng thông tin khoảng 60.000 tỷ trong số tiền thoái vốn tại Sabeco sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ vào ngân sách quốc gia. Phần còn lại, Bộ Tài chính sẽ giữ và thực hiện cho kế hoạch phát triển sắp tới.
Còn việc cổ phần hóa Habeco, vị này nói có thể sẽ thu về kết quả cao nhưng không thể bằng Sabeco.
Habeco là doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, đặc thù khác biệt hơn, thị phần chiếm ít, doanh nghiệp nhỏ hơn (10-15% thị phần).
“Chúng ta cần quan tâm số tiền thu được dùng để làm gì, sử dụng sao cho hiệu quả. Tôi tin Quốc hội đã có cơ chế sử dụng số tiền đó, có thể là đầu tư, giảm nợ công…”, ông Lịch chia sẻ.
Rất được giá nhưng quan trọng tiền thu được sẽ đầu tư như thế nào
Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) khác khi cổ phần hóa, thoái vốn cũng thu được kết quả cao. Ông nhấn mạnh cần tôn trọng việc công khai minh bạch và để thị trường quyết định giá cả.
“Tôi nghĩ trong việc thoái vốn nhiều DNNN tiếp theo không có bài học nào khác bằng bài học về tính công khai minh bạch. Giá bán là do thị trường quyết định”, TS. Lịch chia sẻ.
Điều lưu ý, theo ông Lịch, không thể bán vốn các DNNN một cách ồ ạt, mà phải có lộ trình và sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo giá cao. Tất cả DNNN thoái vốn cùng một lúc, thị trường sẽ không có sức mua. Việc thoái vốn nên thành từng đợt, theo lộ trình, như việc bán Sabeco sẽ đạt hiệu quả cao.
Nhà nước xác định loại doanh nghiệp nào cần nắm giữ, cái nào không cần. Nếu cái nào cần sẽ nắm giữ trên 51%, cái nào không cần thì thoái dần. Nếu đã xác định không cần nắm giữ thì phải thoái hết, không nên để vài chục phần trăm mà không có ý nghĩa gì.
TS. Võ Trí Thành, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, cũng nói cổ phần hoá Sabeco nằm trong ý đồ cải tổ DNNN, đặc biệt là quyết tâm cải cách DNNN đi vào thực chất hơn. Đó là thương vụ lớn, thể hiện được tính minh bạch cho sự lựa chọn của các nhà đầu tư, kể cả nước ngoài.
Đánh giá về số tiền thu được, ông Võ Trí Thành nói "cũng rất được giá". Tuy nhiên theo ông, có 2 vấn đề quan trọng hơn cần quan tâm.
"Thứ nhất là thay đổi tư duy về vai trò của Nhà nước ở những lĩnh vực thị trường, tư nhân làm tốt ở lĩnh vực nào thì để họ làm. Thứ hai là câu chuyện hậu cổ phần hoá. Tức chúng ta có tiền rồi thì sử dụng những đồng tiền đó như thế nào.
Cách tốt nhất là dùng cho chi thường xuyên, phải đưa vào những lĩnh vực tạo được sự lan toả tốt, ví dụ như đầu tư vào kết cấu hạ tầng, đầu tư vào đào tạo nhân lực", ông nói.
Riêng vấn đề hiệu quả, ông Thành nói chưa tính đến yếu tố lan toả vì phải chờ thời gian. Nhưng ít nhất giai đoạn này, giống như tiến trình hội nhập, quan trọng nhất là lựa chọn đối tác, đây là cuộc chơi không phải một lần mà lâu dài hơn nhiều.
Bộ Công Thương cũng bất ngờ
Một lãnh đạo Ban đổi mới doanh nghiệp, Bộ Công Thương, chia sẻ với Zing.vn rằng sự thành công trong vụ bán vốn này khiến ngay chính những người xây dựng đề án cũng bất ngờ. Theo vị này, đề án của Bộ Công Thương ban đầu chỉ kỳ vọng bán được với giá khoảng 200.000 đồng/cổ phiếu, sau đó nâng lên 220.000 đồng.
"Theo tính toán của đơn vị tư vấn, mức giá đưa ra là 183.000 đồng/cổ phiếu. Việc SAB liên tục tăng lên đến 320.000 đồng/cổ phiếu, lại bán được khối lượng lớn, khiến nhiều người bất ngờ", vị này nói.
"Nhà nước vẫn giữ được 36% cổ phần sau khi bán vốn, có quyền phủ quyết trong HĐQT. Chúng tôi tự tin việc bán cổ phần Sabeco thực hiện một cách công khai, minh bạch, không có lợi ích nhóm, mang lại hiệu quả tối đa cho nhà nước”, lãnh đạo Ban Đổi mới nói thêm.
Sau khi bán vốn, không ít người lo mất thương hiệu bia. Về vấn đề này, thành viên Ban Đổi mới cho biết doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam sẽ phải bảo vệ thị phần của chính mình.
"Muốn vậy chắc chắn phải giữ được thương hiệu bia vốn đã nổi tiếng và quen thuộc. Họ đã trả tiền ra để mua cả thương hiệu và thị trường của Sabeco. Nếu họ đưa ra sản phẩm khác, biết đâu không được thị trường chấp nhận, do đó sẽ phải giữ thương hiệu", vị này nêu quan điểm.
Phía Bộ Công Thương cũng thông tin khoảng 60.000 tỷ trong số tiền thoái vốn tại Sabeco sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ vào ngân sách quốc gia. Phần còn lại, Bộ Tài chính sẽ giữ và thực hiện cho kế hoạch phát triển sắp tới.
Còn việc cổ phần hóa Habeco, vị này nói có thể sẽ thu về kết quả cao nhưng không thể bằng Sabeco.
Habeco là doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, đặc thù khác biệt hơn, thị phần chiếm ít, doanh nghiệp nhỏ hơn (10-15% thị phần).
Chia sẻ thêm về tình hình thoái vốn các DNNN, lãnh đạo Ban đổi mới doanh nghiệp cho rằng xét về số lượng, doanh nghiệp thoái vốn năm 2017 ít nhưng lại mang về hiệu quả cao với số tiền lớn.
“Nếu tính cả bán Sabeco, việc bán vốn Nhà nước đang thu được kết quả rất thành công. Tôi ước tính số tiền thu được đã bằng một nửa số dự tính đến năm 2020 trong cổ phần hóa DNNN”, vị này chia sẻ.
Trong năm tới, việc bán vốn công khai các DNNN ngành dầu khí sẽ thu được kết quả tốt, bởi đó đều là những doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh tốt. Các doanh nghiệp có thể kể đến như PV Oil, PV Power, Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp thép, dệt may…
Theo Theo Zing