> Đề nghị bỏ quy định mức giới hạn chất cấm Ractopamine
Theo TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, năm 2010 được xem là năm có mức tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thấp nhất (7,6%), nhưng trong 4 tháng đầu năm, chỉ số này chỉ còn khoảng 5%.
Bà Loan cho biết, dù lạm phát đã được kiềm chế nhưng nhìn vào thực tế ngành bán lẻ, vốn là ngành sôi động nhưng lại đang rất trầm lắng, đã rơi xuống vùng tăng trưởng âm những tháng gần đây, cho thấy nguy cơ giảm phát đang dần hiện hữu.
Thị trường ế ẩm, nhiều tiểu thương bỏ chợ, từ bán buôn đến bán lẻ đều đứng bên bờ vực phá sản. Người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt hầu bao khiến sức mua giảm sút nhanh.
Các DN bán lẻ hàng đầu tại thị trường trong nước như Saigon Co.op, Vinatex, Nguyễn Kim… rất khó khăn trong việc giữ mức giá tốt nhất để giữ được doanh số.
Giám đốc kế hoạch đầu tư Saigon Co.op, ông Danh Quý, xác nhận doanh số bán hàng của hệ thống siêu thị Co.opMart giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Một nguyên nhân khác khiến ngành bán lẻ sa sút là trong thời gian qua, người tiêu dùng gặp quá nhiều mối đe dọa từ các loại thực phẩm, hàng hóa như thịt bẩn, rau quả dùng chất ướp xác… theo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, siêu thị được xem như một kênh bán hàng hóa đảm bảo nhưng theo khảo sát của cơ quan này, một số siêu thị tại TPHCM từng bán cả thịt heo dùng chất tạo nạc.
Khó khăn lớn nhất của DN hiện tại, theo Hiệp hội các nhà bán lẻ là chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, phí vận chuyển hàng hóa từ trung tâm phân phối đến cửa hàng…
Trong khi thị trường thu hẹp do sức mua giảm mạnh, lượng hàng tồn kho lớn, sản xuất đình trệ. Khối DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ rất khó tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng.
Theo bà Loan, dù lãi suất hiện nay đã giảm nhưng nếu vay được với mức 15% vẫn quá sức đối với DN.