Hội nghị quốc tế diễn ra tại Bonn đã tập trung vào việc chuyển giao trách nhiệm an ninh của các lực lượng an ninh sang cho Afghanistan trong ba năm tiếp theo. Đồng thời, viện trợ kinh tế và vấn đề chính trị với Taliban cũng được triển khai cùng lúc
Mục tiêu
Phát biểu khai mạc Hội nghị, tổng thống Afghanistan – Hamid Karzai cho biết: “Đất nước Afghanistan đã đổ máu vào cuộc chiến chống khủng bố. Giờ đây, sự ủng hộ, đoàn kết, và hỗ trợ là điều vô cùng quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi cần sự chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế ít nhất là trong thập kỷ tới”.
Khoảng 100 quốc gia cùng các tổ chức quốc tế, 1.000 đại biểu với 60 ngoại trưởng trong đó có ngoại trưởng Mỹ- Hillary Clinton đã tham dự hội nghị.
Bà Clinton cho biết Hội nghị cần đưa ra một giải pháp hiệu quả về vấn đề chính trị với Taliban bởi hiện nay Mỹ đang gặp rắc rối trong việc đi tìm “chìa khóa” cho cuộc chiến tranh.
Các đại biểu Hội nghị hi vọng có một thống nhất chung nhằm đưa ra một cam kết có liên quan tới nhau. Theo đó, Afghanistan được các tổ chức quốc tế cam kết hỗ trợ lâu dài với mục tiêu kiểm soát và xây dựng Afghanistan vững mạnh cho hết năm 2014.
“Con đường phía trước của Afghanistan sẽ còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải kiên trì. Một đất nước Afghanistan ổn định và hòa bình là điều chúng ta mong muốn hiện nay”- Dẫn lời ngoại trưởng Đức- Guido Westerwelle.
Afghanistan sẽ trình bày một cách đầy đủ về lĩnh vực kinh tế đất nước hiện đang phụ thuộc vào sự viện trợ quốc tế. Afghanistan muốn nhận được sự đảm bảo về mặt an ninh- quân sự do hiện nay vẫn còn sự hiện diện của quân đội nước ngoài còn kéo dài đến hết năm 2015.
Mặc dù một số quốc gia tham gia Hội nghị chưa đưa ra con số cụ thể sẽ hỗ trợ cho Afghanistan là bao nhiêu, nhưng các nước hứa sẽ thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc phát triển kinh tế cho Afghanistan kể từ khi chính quyền Taliban bị lật đổ năm 2001.
Theo ước tính, Afganistan cần thêm khoảng 10 tỷ USD để hoàn thành quá trình xây dựng đất nước như việc đẩy mạnh khai thác mỏ và mở rộng xuất khẩu, quản lý tài chính và chống tham nhũng quốc gia.
Vai trò của Pakistan với Afghanistan
Pakistan tiếp tục là đối tượng gây nhiều tranh cãi bởi có ảnh hưởng đến hướng đi tương lai của Afghanistan. Mỹ từng cáo buộc cho sở tình báo Pakistan hậu thuẫn cho Taliban hoặc các nhóm liên hệ với Taliban thực hiện các vụ tấn công trong thời gian gần đây.
Pakistan hiện đang cố gắng thực hiện các bước cải cách thương mại và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế xuống dốc trong lịch sử là một trong những chiến lược quan trọng của thế giới.
Pakistan được xem là chìa khóa để kết thúc cuộc nổi dậy do Taliban dẫn đầu tại Afghanistan do mạng lưới của các nhóm chiến binh của Taliban vẫn còn ẩn nấp ở nhiều nước.
Trong diễn biến mới nhất, Pakistan sẽ tẩy chay Hội nghị để phản đối một cuộc tấn công của NATO nhằm vào một chốt kiểm soát biên giới Afghanistan làm 24 binh lính thiệt mạng. Sau vụ việc này, giới chức Pakistan đã lên tiếng mạnh mẽ và giáng đòn mới đối với quan hệ Mỹ- Pakistan vốn mới được phục hồi.
Lầu Năm Góc phủ nhận cáo buộc của quân đội Pakistan về “hành vi cố ý xâm lược” của NATO. Tổng thống Barack Obama đã lên tiếng với tổng thống Afghanistan rằng cuộc không kích của NATO hoàn toàn không có chủ ý và hứa sẽ tiến hành một cuộc điều tra công bằng. Kể từ năm 2001, Pakistan đã nhận hàng tỷ USD viện trợ là một phần hợp tác chống lại quân đội
Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị sẽ soạn thảo một nguyên tắc chung hòa giải chính trị Taliban. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) đã từ bỏ vài vấn đề liên quan đến một số ngân hàng tại Kabul. Nhà ngoại giao Afghanistan cho biết sẽ thực hiện theo các kế hoạch mà quốc tế đã góp ý. Hàng năm, Mỹ quyên góp khoảng 650 -700 triệu USD cho viện trợ.
Tại Hội nghị, các vấn đề xã hội Afghanistan cũng được đưa ra bàn bạc trong đó có tệ nạn buôn bán ma túy, thuốc phiện. Ngoài ra, vấn đề nhân quyền, phụ nữ bị làm dụng, cưỡng ép cũng là vấn đề nhức nhối mà Liên Hợp Quốc đã nhắc đến từ tháng trước.
Theo Foxnews