6 bệnh đặc thù của phụ nữ (kỳ 2)

TPO - Ngoài loãng xương và tiểu đường týp 2, viêm tắc tĩnh mạch chân, suy tuyến giáp và thấp khớp cũng là những bệnh mà chị em hay mắc phải.

3- Viêm tắc tĩnh mạch chân

Phụ nữ mắc nhiều gấp ba lần nam giới.

Dòng máu liên tục chảy trong các tĩnh mạch. Để đẩy lượng máu từ hai chân ngược lên trái tim, buộc phải chiến thắng lực hút của trái Đất – nhiệm vụ không đơn giản. Để dòng máu không tụt xuống dưới, tạo hóa đã trang bị cho tĩnh mạch hệ thống van đóng-mở tự động siêu nhỏ. Chúng tự mở, khi máu chảy ngược lên và đóng lại – vào những thời điểm thích hợp. Tiếc rằng, thỉnh thoảng van đóng không kín và khi ấy dẫn đến hiện tượng máu tụ ở chân. Hậu quả một số đoạn tĩnh mạch kéo dài bất thường và xuất hiện những “con giun” mầu xanh dưới da. Đã biết, thiên hướng xuất hiện viêm tắc tĩnh mạch mang tính di truyền, song trong không ít trường hợp bản thân phụ nữ cũng vô tình góp sức cho bệnh phát triển, thí dụ, vì thực hành nếp sống lười vận động.

Nếp sống ít vận động sẽ khiến cơ chân yếu. Cơ chân yếu sẽ không thể hỗ trợ bơm máu lên tim. Đồ lót và trang phục bó sát người cũng cản trở lưu thông máu. Hiệu ứng tương tự cũng xảy ra với phụ nữ phải làm việc ở tư thể đứng suốt ngày, thói quen vắt chân chữ ngũ, đi giầy cao gót mõm bó quá chật.

Không tắm nước nóng, không tắm hơi – một khi đã phát hiện ra dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch. Nên gõ cửa phòng khám, tham khảo ý kiến chuyên gia.

4- Suy tuyến giáp

Phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới 5 lần.

Tuyến giáp lấy iot chủ yếu từ thức ăn và không khí. Tuyến giáp gom nhặt iot và chế biến thành những hoóc-môn quan trọng: tyroksyn (T4), tri-iodotyronin (T3) và kalcytonin. Những hợp chất này tác động lên sự phát triển và hoạt động của toàn bộ cơ thể. Nếu hàng ngày không được cung cấp đầy đủ iot, cơ quan này có thể rơi vào tình trạng cường tuyến giáp (sản xuất quá nhiều các hoóc-môn cần thiết) hoặc suy tuyến giáp (sản xuất quá ít hoóc-môn).

Nguyên nhân suy tuyến giáp phần hiều do tình trạng cơ thể thiếu hụt iot (lưu ý, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần nhiều hơn nguyên tố này), song cũng có thể vì viêm nhiễm tuyến giáp, vì các rối lọan hệ đề kháng và thậm chí cả do…trạng thái stress (thường phụ nữ phải nghiệm stress trầm trọng hơn nam giới).

Ngoài ra các hoóc-môn giới tính nữ cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tuyến giáp, vì thế các rối loạn tuyến giáp ở phụ nữ xuất hiện nhiều nhất trong thời gian gọi là cơ thể xảy ra bão lụt hoóc-môn, tức vào giai đoạn dậy thì, thời gian mang thai, cho con bú và thời kỳ mãn kinh.

- Nên áp dụng thực đơn giầu iot (cá biển, mối iot…). Tận dụng tối đa thời gian sáng sớm (thời điểm không khí đậm iot nhất) dạo bộ bên bãi biển – trường hợp đi nghỉ mát hàng năm.

5- Són tiểu

Phụ nữ (chủ yếu sau tuổi 30) mắc nhiều hơn nam giới 3-4 lần.

Bình thường khi bàng quang đầy nước tiểu chúng ta buộc phải tiểu tiện. Khi ấy niệu quản sẽ giãn nở và co thắt dưới tác động của cơ lớp trong thành bàng quang. Hiện tượng són tiểu xảy ra, khi bất ngờ xuất hiện sức ép nào đó tác động lên bàng quang (cho dù bàng quang chưa đầy và van niệu đạo chưa mở) – thí dụ, áp lực bên trong ổ bụng (do hắt xì hơi hay mang vác vật nặng).

Phụ nữ bị són tiểu nhiều hơn nam giới, trong các lý do có thực tế cấu tạo giải phẫu khác biệt (niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới và không có “van bịt phụ” như tuyến tiền liệt ở nam giới); tự nhiên cơ đáy xương chậu của phụ nữ yếu hơn, do tác dụng phụ của quá trình sinh nở.

Ngoài ra tất cả phái đẹp đều trải qua thời kỳ mãn kinh và sự suy giảm nồng độ estrogen tác động bất lợi đến sự đàn hồi của mô liên kết và cơ bắp, ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc các búi dây chằng và dẫn đến tình trạng thiếu hụt máu cung cấp cho các cơ quan nằm trên xương chậu. Cũng cần phải nhớ rằng, tình trạng dư thừa mô mỡ (do béo phì) cũng gia tăng áp lực lên niệu đạo.

Lời khuyên: Nên thường xuyên thực hiện các bài tập cơ đáy xương chậu (gọi là bài tập Kegen – tương tự động tác tiểu tiện ngắt quãng).

6- Các bệnh thấp khớp

Phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới 3 lần.

Khi nói “thấp khớp”, cần biết rằng, ẩn đằng sau nó là gần 200 dạng bệnh khác nhau liên quan đến khớp. Có thể chia chúng thành ba nhóm chính: các hội chứng đau do căng cơ (đau khớp cổ, đau khuỷu tay..), bệnh thoái hóa khớp và các bệnh viêm nhiễm khớp. Hiện vẫn chưa biết ró nguyên nhân, tại sao phụ nữ bị nhiều hơn nam giới. Chắc chắn các hoóc-môn giới tính có tác dụng đáng kể đến sự xuất hiện và diễn biến các bệnh thấp khớp – lượng estrogen giảm thiểu trong cơ thể phụ nữ sau tuổi mãn kinh khiến đối tượng bị bệnh khớp nhiều hơn hẳn nam giới cùng lứa tuổi. Các rối loạn tuyến giáp và tình trạng béo phì cũng gây ra không ít phiền toái cho các khớp. Và giầy dép – giầy cao gót không chỉ tác động bất lợi đối với khớp chân, mà cả mắt cá chân, khớp gối, khớp háng và cột sống.

- Chú ý tránh quá trọng lượng, đặc biệt không để béo phì; chia tay giầy cao gót là giải pháp phòng chống có hiệu quả các bệnh thấp khớp.

Hoa Quỳ
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại