4 lý do dẫn đến đột quỵ

Người có thói quen thức khuya, ít vận động, stress, lối sống không lành mạnh khi uống nhiều bia rượu, thuốc lá... có thể tăng nguy cơ đột quỵ.
Người thành đạt ngoài 40 thường xuyên stress. Ảnh: Dream Times

Thức khuya

Đột quỵ là bệnh lý tổn thương một phần cơ quan xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi dưỡng bộ phận đó bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ.  

Theo Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 83% so với người ngủ đủ 7-8 giờ.  

Còn Wu Xuesi, bác sĩ tim mạch tại một Bệnh viện lớn ở Bắc Kinh cho biết, thức khuya không là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ nhưng có thể gây nên các bệnh về tim mạch, mạch máu não.  

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong 3 năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ ở Việt Nam đang có chiều hướng tăng từ 1,7% - 2,5%, độ tuổi bị tai biến mạch máu não đang dần trẻ hóa, từ 40 - 45 tuổi so với trước đây là 50 - 60 tuổi. 

Áp lực công việc 

Tạp chí khoa học The Lancet tại Anh đã chỉ ra rằng, những người chịu nhiều áp lực, làm việc quá 55 giờ mỗi tuần có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 33% so với những người làm việc từ 35 – 40 giờ. Con số này được tính toán dựa trên cả sự khác biệt về giới tính, địa vị và tuổi tác.  

Theo một thống kê củ trường Luật William & Mary (Mỹ), các CEO có nguy cơ stress đến trầm cảm gấp đôi người bình thường.   

Ít vận động

Theo Hiệp Hội Tim mạch Mỹ, người ít vận động có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn 20% so với người tập luyện 4 lần mỗi tuần.  

Cũng theo Boldsky, những người lười biếng thường gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe hơn các đối tượng khác. Khi con người không vận động hay tập thể dục, cơ thể  có thể rối loạn và khiến huyết áp tăng cao, điều này dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ. Do đó, để có sức khỏe tốt, mỗi cá nhân nên thiết lập chế độ vận động thích hợp theo cơ địa. 

Lối sống không lành mạnh 

Để giảm nguy cơ bị chứng đột quỵ, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) và Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA) đưa ra lời khuyên với người dân trên thế giới: hãy đẩy mạnh việc thực hiện một lối sống lành mạnh. 

Theo nhiều nghiên cứu, món natto chứa enzym nattokinase ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Theo các chuyên gia, điểm chính để có lối sống lành mạnh là chế độ ăn uống hợp lý. Đồ ăn nhiều đạm, sử dụng rượu bia, thuốc lá... khiến tỷ lệ mắc bệnh chuyển hóa như mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp ngày càng gia tăng. Đây cũng là tác nhân trực tiếp tạo ra cục máu đông gây đột quỵ. 

Năm 2017, theo xếp hạng của World Health Ranking, tỷ lệ người chết do đột quỵ ở Nhật Bản xếp thứ 157 trong tổng số 183 quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam nằm trong top 50.  

Người Nhật có thói quen sử dụng hạt natto chứa enzym nattokinase trong bữa ăn hàng ngày. Mới đây, trong hội thảo “Việt Nam hợp tác Nhật Bản giúp người dân phòng ngừa đột quỵ” tổ chức tại Hà Nội, ông Raita Sasaki - Chuyên gia Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) công bố thí nghiệm kiểm chứng enzym nattokinase làm tan sợi máu đông.  

Ông Raita Sasaki cho biết, enzym nattokinase có khả năng ngăn tế bào máu kết dính, giảm độ nhầy máu và hạ huyết áp. Hoạt chất này tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và dự phòng đột quỵ. 

Trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh nattokinase có tác dụng tiêu hủy huyết khối mạnh gấp 4 lần enzym plasmin của cơ thể, làm giảm độ nhớt huyết, tăng tuần hoàn máu.  

Ngoài ăn natto, người Nhật từng tai biến nhồi máu não hoặc cơ tim, bệnh nhân tiểu đường gặp biến chứng tim mạch... còn dùng thêm các sản phẩm dự phòng đột quỵ chứa nattokinase. 

Theo Theo Vnexpress