Linh cẩu
Răng khỏe, có khả năng xé được thịt rất dai. Linh cẩu được coi là một trong những loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn, có thể giết chết các loài vật to lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng, ngoài ra khả năng chạy nhanh cũng cho phép linh cẩu truy đuổi được cả những loài chim ở khoảng cách gần.
Tuy vậy, Linh cẩu hiếm khi tự đi săn mồi mà chủ yếu theo sau các động vật săn mồi khác như sư tử, báo... và cướp lấy thức ăn của chúng. Bởi vì cơ thể linh cẩu không hoàn hảo cho việc đi săn giống sư tử hay báo nên chúng rất khó có thể tự khống chế hay giết hại con mồi, buộc phải dựa vào các loài khác để bổ sung thức ăn. Linh cẩu cũng biết theo dõi và lợi dụng động vật ăn xác chết như kền kền để xác định vị trí của những cuộc đi săn thành công.
Linh cẩu thường lang thang trên vùng rộng lớn, đánh dấu lãnh thổ và giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng chất dầu sản sinh ra ở hậu môn, có mùi thối giống phân.
Linh cẩu chà xát dầu lên con cùng đàn, hoặc lên lãnh địa của con khác để chiếm lãnh thổ. Mỗi đàn linh cẩu có mùi khác nhau. Khi một con không ở cùng đàn, nó phải tự bôi dầu cho mình, để các thành viên khác nhận ra nó khi trở về.
Chồn hôi
Nếu tiếp cận quá gần chồn hôi, nó sẽ phun ra thiol sulfuric, khí có mùi giống hành thối. Không chỉ làm đối phương choáng váng, khí này còn gây ngừng hô hấp và mù tạm thời, đủ thời gian cho con chồn bỏ trốn.Mùi này được sản xuất ở tuyến hậu môn, con chồn có thể bắn thứ mùi khủng khiếp này vào mặt kẻ thù từ khoảng cách hơn 2 m.
Một vài cá thể chồn hôi còn có thói quen “chồng cây chuối” để phun ra được nhiều mùi hôi hơn. Trong trường hợp chạm trán nhau mà đối phương còn ngoan cố không chạy đi thì chồn sẽ phun thẳng vào mắt kẻ thù để trốn thoát một cách dễ dàng hơn. Mùi hương khó chịu này sẽ lưu lại trên cơ thể “nạn nhân” khoảng vài ngày liên tiếp
Mặc dù có khứu giác và thính giác nhạy bén nhưng chồn lại có thị lực khá kém. Chúng không thể nhìn thấy các vật cách xa mình hơn 3 mét, vì vậy, loài này dễ trở thành nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Tuy có tuổi thọ khi sống trong tự nhiên có thể đạt đến 7 năm nhưng hầu hết các cá thể chồn hôi chỉ sống được tới 1 năm. Những con chồn được nuôi nhốt thì có vòng đời dài hơn, khoảng 10 năm.
Loài chim biển Fulmars
Hải âu Fulmar phương Bắc có chiều dài cơ thể khoảng 45 - 50 cm, sải cánh dài từ 102 đến 112 cm, trọng lượng cơ thể giao động từ 450 g - 1000 g. Cả hai giới tính đều tương tự nhau, nhưng chim trống thường sẽ to lớn hơn chim mái một chút.
Bộ lông loài chim hải âu này có đến hai hình thái: Một màu sáng, với đầu và thân màu trắng, riêng phần cánh và đuôi màu xám. Hình thái còn lại là màu tối với duy nhất một màu xám đồng nhất.
Một điều đặc biệt ở loài hải âu này là chúng có thể tạo ra một chất dầu màu cam, được lưu trữ ở dạ dày tuyến. Chất này được sử dụng như một thứ vũ khí để phòng vệ và tấn công con mồi. Thứ chất dầu này được hình thành rất sớm, ngay từ khi chúng còn chưa đủ lông cánh.
Loài chim biển Fulmars, có họ hàng với chim hải âu, cũng có mùi hôi khủng khiếp. Chúng ăn tất cả mọi thứ, từ cá cho đến rác. Khi bị đe dọa, hoặc có kẻ xâm nhập vào tổ, chúng sẽ phun dịch dạ dày có mùi giống phân lên kẻ thù.
Cũng giống chim biển, vịt biển phun phân lỏng khắp tổ và trứng khi bị đe dọa. Ngoài ra, thứ dịch thối này còn có tác dụng bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng và vi khuẩn.
Các nhà khoa học tìm thấy 17 hợp chất kháng khuẩn trong dịch phân chim rẽ quạt phun ra, bảo vệ nó khỏi rận, vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, thậm chí cả nấm ăn.
Chồn sói wolverine
Sự thật ngoài đời của loài chồn sói wolverine là một trong những loài bốc mùi thối nhất trong thế giới động vật.
Chúng còn được gọi với những cái tên như gấu thối, mèo bẩn. Chồn sói wolverine thực sự không có mối liên hệ nào với loài chó sói như nhiều người lầm tưởng. Chúng thuộc họ nhà chồn, như chồn weasels, chồn lửng, chồn ferrets, và các loài động vật bốc mùi khác. Không giống với các loài trong danh sách kể ra đây, chồn sói wolverine không thải ra mùi cơ thể để phòng vệ. Chúng dùng các chất bài tiét mạnh từ tuyến hậu môn của nó để đánh dấu lãnh thổ và tín hiệu cho việc sẵn sàng trong mùa giao phối.
Bò xạ hương
Trong mùa giao phối, thường vào độ chớm hè, bò đực tiết ra một chất lỏng có mùi từ các những tuyến mồ hôi gần mắt, sau đó chúng liên tục chà đầu vào lông trên cơ thể. Mùi hôi độc đáo này thu hút những con cái tiếp cận chúng, những con cái sẽ kiên nhẫn chờ đợi ở gần đó trong khi các con đực chiến đấu với nhau dể dành sự thống trị. Bò đực thường tấn công bằng cách lao mạnh đầu vào nhau với tốc độ cao. Con đực nổi trội thường được biết với cách “cầm tù” những con cái trong đàn cẩn thận, đôi khi chúng cũng đá và húc mạnh vào con cái nếu con cái không hợp tác.
Người ta thường ít khi gán loài rắn với mùi của chúng, chúng ta thường chỉ xét loài rắn có độc hay không mà ít khi nói đến loài rắn nào hôi. Tuy nhiên loài rắn nước chuột vua châu á là một ngoại lệ. Chúng được gọi là rắn hôi hay nữ thần bốc mùi. Chúng trang bị các tuyến mùi ở hậu môn, có thể nhanh chóng tiết ra khi bị đe dọa. Nhìn vậy nhưng chúng là loài rắn ăn tạp từ các loài chim cho đến rắn hổ mang.