Xử lý vết thương do tai nạn giao thông đúng cách

Xử lý vết thương tai nạn giao thông đúng cách là một kỹ năng cần thiết mà mỗi người cần trang bị để tự bảo vệ bản thân và giúp đỡ người khác khi cần .

Đội Fas Angle cứu hộ miễn phí sơ cấp cứu cho người bị tai nạn giao thông trên trục đường có tai nạn giao thông

Có 04 bước cần thực hiện để sơ cứu nạn nhân nhằm: cứu sống nạn nhân, ngăn ngừa diễn biến nặng và tạo thuận lợi cho quá trình hồi phục.

Chuẩn bị dụng cụ bảo hộ

Sử dụng găng tay dùng một lần (nếu có) hoặc có thể bọc tay bằng túi nhựa. Bước này có tác dụng quan trọng trong việc tự bảo vệ và giảm nguy cơ lây nhiễm cho mình hoặc nạn nhân.

Nếu không có găng tay hoặc giấy bóng, hãy dùng nhiều lớp vải để ngăn cách giữa bạn và máu của nạn nhân.Trường hợp người sơ cứu không mang găng tay thì hãy cố gắng rửa tay hoặc thậm chí sử dụng nước rửa tay nhanh sau tiếp xúc với nạn nhân.

Hãy nhớ rằng bạn không cần phải chạm vào nạn nhân nếu bạn tin rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Chờ hỗ trợ khẩn cấp nếu bạn nghi ngờ. Nếu bạn chọn sơ cứu cho nạn nhân, hãy cố gắng hết sức để giảm thiểu tiếp xúc với máu/dịch của nạn nhân.

Người đi đường hỗ trợ nhồi, ép lồng ngực cho nạn nhân.

Xác định chính xác vùng tổn thương

Cởi bỏ quần áo của nạn nhân xung quanh khu vực bị tác động. Điều này sẽ giúp xác định được vị trí chính xác của vết đâm và sau đó tiến hành điều trị. Các tổn thương đôi khi bị che khuất bởi cả quần áo, máu hoặc các chất dịch khác và thậm chí cả bùn đất, tùy thuộc vào nơi nạn nhân được tìm thấy. Cần thực hiện bước này thật nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm đau thêm cho nạn nhân.

Cầm máu

Áp lực lên vết thương sẽ giúp máu chảy chậm lại. Đầu tiên cần ép hoặc ấn lên vết thương bằng chất liệu sạch và thấm hút (như áo hoặc khăn), hoặc tốt nhất là băng sạch như gạc vô trùng. Nếu dị vật vẫn còn trong vết thương, hãy ấn mạnh xung quanh nó.

Nếu có sẵn các vật liệu sơ cứu tại chỗ, hãy băng ép vết thương bằng bông, gạc và dây băng. Không nhấc hoặc tháo băng ra vì điều này sẽ làm gián đoạn quá trình hình thành cục máu đông và làm máu chảy trở lại. Nếu băng bị thấm máu, hãy đắp thêm chất liệu vải/gạc lên trên. Khi không có bất kỳ vật liệu nào để buộc băng tại chỗ, chỉ cần tiếp tục ấn tại chỗ sẽ giúp máu đông lại.

Trường hợp vết thương chảy nhiều máu, dùng tay đè lên gốc động mạch cung cấp máu đến khu vực đó, đồng thời tay kia của tiếp tục đè lên vết thương. Ví dụ, để làm chậm chảy máu ở cánh tay, hãy ấn vào bên trong cánh tay ngay trên khuỷu tay hoặc ngay dưới nách. Nếu vết thương ở chân, hãy ấn ngay sau đầu gối hoặc ở bẹn.

Garô trừ khi là biện pháp cuối cùng để cứu một mạng người. Người sơ cứu cần phải nắm rõ cách thức thực hành và xác định được đúng thời điểm nào sử dụng garô. Nếu garô được áp dụng không đúng cách, nó có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng không cần thiết hoặc mất chi bị thương. Nếu phải sử dụng garo, cần ghi rõ thời điểm garo.

Băng vết thương

Đối với vết thương ở ngực phải hết sức cẩn trọng. Che vết thương bằng vật liệu sạch, không thoát khí như giấy bạc nhà bếp, túi nhựa, màng dính, thậm chí là thẻ ngân hàng. Chỉ băng/dán ba cạnh vật che vết thương và để lại một cạnh để không khí từ trong màng phổi có thể thoát ra từ một bên của băng và ngăn không khí từ môi trường xâm nhập vào khoang màng phổi. Nếu không khí tràn vào khoang màng phổi, phổi có thể xẹp xuống.

Để lại vật đâm trong vết thương nếu nó vẫn còn đó và rất không di chuyển nó vì có thể gây tổn thương nặng thêm. Lúc này, vật đâm đóng vai trò thực sự trong việc ngăn chảy máu. Việc kéo nó ra sẽ làm tăng mất máu, trong khi đẩy nó vào có thể gây thêm thương tích cho các cơ quan nội tạng. Bạn cần băng ép vết thương xung quanh và cố định vật đâm tốt nhất có thể.

Việc sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể giúp hạn chế tổn thương, bảo toàn các chi, thậm chí là tăng cao tỷ lệ sống trong nhiều trường hợp.

Thời điểm cận Tết Nguyên đán, lưu lượng giao thông lớn, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần chú ý chấp hành đúng quy định về an toàn, không sử dụng rượu bia trước khi lái xe và nâng cao kỹ năng về sơ cứu, cấp cứu.

Chủ nhật Đỏ là ngày hội hiến máu tình nguyện do báo Tiền Phong khởi xướng, phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, các tỉnh, thành Đoàn, các đơn vị trường học, cơ quan, doanh nghiệp tổ chức thường niên. Năm 2024, Chủ nhật Đỏ lần thứ XVI dự kiến được tổ chức trong 4 tháng (11/2023 – 3/2024) tại 45 tỉnh/thành phố, và tiếp nhận 45.000 - 50.000 đơn vị máu cho cứu chữa các nạn nhân tai nạn giao thông và điều trị bệnh nhân dịp cuối năm, trước và sau Tết Nguyên đán.