Trứng gà giả Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam?

Sau khi có tin trứng gà giả tái xuất ở Trung Quốc, các chợ lớn ở Hà Nội như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Bè… đã có hiện tượng không bán được trứng.
Nếu có trứng gà giả cũng khó lòng phân biệt Ảnh: Phạm Yên

Tỉnh Lao Cai vừa xuất hiện tình trạng một số người ngộ độc sau khi ăn trứng gà nhưng chưa có câu trả lời có đúng ngộ độc do trứng gà hay không và nếu đúng, đấy là trứng gà sản xuất từ đâu? “Chính tôi bị sau khi ăn trứng gà” - Tiến sỹ K. ở Trung Tâm Tư vấn Đèn Tiết kiệm Điện năng & Dung dịch Hoạt hoá Điện hoá nói.

Cùng bị ngộ độc với tiến sỹ K. còn có hai người nữa là anh C. và anh D. ở Công ty Cổ phần Dược Traphaco. Họ là thành viên trong một đoàn công tác gồm 14 người của Hà Nội lên Sa Pa để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến phát triển cây dược liệu cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Một trong ba người chỉ ăn duy nhất bánh mỳ và trứng ốp lết.

Tiến sỹ K kể lại, khoảng 7h15 ngày7/4/2005, đoàn công tác 14 người ăn sáng ở một nhà hàng cơm phở đối diện với một cái hồ ở thị trấn Sa Pa. Khi người phục vụ mang đồ ăn ra, ông nhận thấy quả trứng ốp lết có vẻ to hơn những loại trứng thông thường. 

“Song thực tình lúc đó tôi không để ý sự khác biệt ấy” - Tiến sỹ K nói. Quanh lòng đỏ cũng có lớp lòng trắng bao xung quanh. Nhưng khi động thìa vào, lòng đỏ tan rất nhanh. Sau khi ăn, khoảng 9h00, ông bắt đầu đau bụng dữ dội, mặt tái mét, mồ hôi túa ra, và ngay sau đó bị tiêu chảy. Lúc 15h00 và 18h00 cùng ngày, ông đau bụng trở lại, và chỉ cầm được sau khi dùng một loại dung dịch mang tên Trà gừng Tranausea.

TS K không biết quả trứng mà ông ăn ngày 7/4/2005 có phải trứng giả hay không nhưng khẳng định quả trứng đó không giống với trứng gà ta (trứng được nuôi ở các trang trại hoặc các gia đình ở Việt Nam). “Trứng gà ta nhỏ hơn và lòng đỏ trứng bao giờ cũng sánh hơn quả trứng mà tôi ăn hôm đó”, TS K cho biết thêm, hàng ngày, ông vẫn thường ăn trứng và nhất là món trứng ốp lết nhưng đây là lần đầu tiên ông bị ngộ độc.

Có không trứng gà được làm giả?

TS Trần Đình Mấn - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học (NIBT) - cho biết tính đến thời điểm này, NIBT chưa nhận được bất cứ thông tin chính thức nào về việc có công nghệ làm trứng gà giả hay trứng gà giả có mặt tại Việt Nam.

"Tốt nhất hãy mua trứng ở những cửa hàng lớn, có uy tín và địa chỉ rõ ràng, tránh mua những loại trứng không rõ nguồn gốc. Khi ăn trứng nên ăn chín và trước khi chế biến trứng nên rửa sạch vỏ".

BS Nguyễn Văn Dũng, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế

Song, vẫn theo TS Mấn, việc làm trứng gà giả của Trung Quốc là có thể và cũng không loại trừ khả năng trứng giả có mặt tại Việt Nam, thị trường rất lớn tiêu thụ các mặt hàng từ Trung Quốc.

Sau khi có tin trứng gà giả tái xuất ở Trung Quốc, các chợ lớn ở Hà Nội như Đồng Xuân, chợ Hàng Bè…, có hiện tượng không bán được trứng. Chị NTT chủ một sạp ở chợ Đồng Xuân cho biết sau khi Bộ Y tế có kết luận dịch cúm gà bị dập tắt, tỉ lệ người mua trứng tăng. Nhưng từ khi nghe tin có hiện tượng trứng gà giả, không ít người chuyển từ trứng sang các thực phẩm khác.

Một số người cho rằng thông tin trứng gà giả là không có thật và nếu quả thực là giả cũng không thể lan sang Việt Nam. Thậm chí, trong trường hợp có mặt ở Việt Nam mà không độc hại thì chẳng có gì đáng sợ. Nhưng đại đa số người khi được hỏi đều trả lời cho đến khi Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế, chưa có kết luận chính thức thì không nên ăn trứng.

Phân biệt thật giả thế nào?

Theo TS Trần Đình Mấn cho đến thời điểm hiện nay chưa xác định chính xác những thành phần có trong trứng gà giả (không độc hại hay độc hại, nếu độc hại thì ở mức độ nào). Nếu quả thực lòng trắng trứng gà giả làm bằng parafin (một loại hydrocarbon thơm) theo như đồn đoán, mức độ độc hại là vô cùng lớn. Sử dụng liên tục và thường xuyên trứng làm bằng parafin sẽ gây bệnh ung thư.

Thị trường hiện có một loại trà gừng Tranausea có tác dụng giải độc tốt. Phổ ứng dụng của trà này trải từ phòng và điều trị các chứng chóng mặt, buồn nôn và nôn khi đi tàu xe, máy bay cho đến các trường hợp buồn nôn, đầy bụng do rối loạn tiêu hoá gây ra bởi thức ăn lạ, cảm lạnh.

Cũng theo TS Trần Đình Mấn các cách phân biệt trứng gà giả với trứng gà thật như màu đỏ của trứng giả sậm hơn, thô ráp và mùi có mùi tanh hơn… là thiếu cơ sở khoa học. 

TS Trần Đình Mấn cho rằng có một cách nhanh và đơn giản để phân biệt trứng giả và trứng thật. Đó là chỉ cần lấy acid (có thể là giấm đặc) đổ vào lòng trắng. Nếu là trứng thật, lòng trắng sẽ kết tủa chuyển từ màu trắng đục sang màu trắng tinh (lòng trắng trứng gà thật có chứa chất protein nên khi nhúng vào acid sẽ kết tủa).

Tuy nhiên không loại trừ khả năng trứng giả được làm từ chính protein. Khi đó, việc phân biệt rất khó khăn. TS Trần Đình Mấn khẳng định Viện công nghệ sinh học luôn sẵn sàng vào cuộc nếu được yêu cầu.