Trí nhớ giảm vì thói quen xấu

 Dưới đây là 5 thói quan xấu có thể khiến bạn giảm trí nhớ và gây bệnh cho bạn.
Ảnh minh hoạ: Internet

1. Ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ của bạn. Những thói quen như ăn kiêng, ăn thiếu chất dinh dưỡng, ăn quá no hay ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, đồ ăn có nhiều cholesterol… là thủ phạm khiến cho trí nhớ của bạn bị suy giảm nghiêm trọng.

Protein là chất cung cấp năng lượng cho bộ não phát triển, nhưng ăn kiêng và ăn những thực phẩm như đồ ngọt sẽ làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đại não.

2. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ có hại cho phổi mà còn làm giảm trí nhớ. Theo tạp chí Y tế công cộng của Mỹ, hút thuốc lá làm suy giảm trí nhớ trong độ tuổi từ 43-53 tuổi. Hơn nữa hút thuốc còn làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc căn bệnh Alzheimer (một chứng bệnh gây mất trí nhớ).

3. Ngủ không đủ giấc

Một người được coi là ngủ đủ giấc khi họ được ngủ 8 tiếng/ngày. Ngủ là trạng thái để cơ thể hồi phục sức khỏe, đồng thời trí nhớ cũng được củng cố trong giấc ngủ.

Tình trạng ngủ không đủ giấc, mất ngủ... sẽ làm suy giảm trí nhớ, đầu óc mệt mỏi. Lưu ý, giấc ngủ nếu bị đánh thức giữa chừng sẽ khiến cho quá trình củng cố trí nhớ bị gián đoạn.

4. Lười tập thể dục

Lười tập thể dục sẽ khiến cho bộ não bị trì trệ, không có sự kích thích lên não bộ, làm suy giảm trí nhớ.

Theo Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, tập thể dục có tác động tốt lên hồi hải mã (một phần của não trước có nhiệm vụ lưu giữ thông tin). Nghiên cứu cũng cho thấy không bao giờ là quá muộn để bắt đầu tập thể dục và cải thiện chức năng của bộ nhớ.

5. Uống rượu, bia

Những đồ uống có cồn được coi là sát thủ của sức khỏe. Không chỉ hại gan, thận mà còn làm cho trí nhớ sa sút. Chất cồn vào cơ thể khiến cho những kích thích hoạt động của não bộ giảm, lâu ngày sẽ gây tê liệt hoạt động các tế bào não làm suy giảm trí nhớ.

Một lượng rượu bia vừa phải mỗi ngày là chất “kích thích” não bộ nhưng quá nhiều lại gây những tổn thương trầm trọng.

6. Làm việc quá sức

Làm việc quá mức sẽ dẫn đến mệt mỏi, nhức đầu, hệ miễn dịch bị chèn ép. Đồng thời, kích hoạt trạng thái cảnh giác cao liên tục trong cơ thể, thúc đẩy sản xuất hormone stress. Nếu tình trạng stress kéo dài sẽ khiến cơ thể tăng cường sản sinh các gốc tự do gây hại cho tế bào não, gây lẫn, suy giảm, thậm trí mất trí nhớ.

Theo Theo SKGĐ