Sán 'ăn' môi tiến sĩ sinh học suốt 3 tháng

Một tiến sĩ sinh học người Mỹ đã vô cùng kinh hãi khi phát hiện loài sán ký sinh ẩn náu trong lớp niêm mạc môi của mình suốt 3 tháng.

> Nuốt sán để giảm cân
> Ăn tôm, cua, ốc nướng có thể ho ra máu

Trong một buổi đứng lớp, tiến sĩ Jonathan Allen (36 tuổi, một chuyên gia về động vật không xương sống tại Trường Đại học William và Mary (Mỹ) đột nhiên cảm thấy có cái gì đó đang cựa quậy ở dưới lớp niêm mạc môi.

Sán không ngừng di chuyển từ môi sang má của tiến sĩ Jonathan Allen .

Quá thất vọng với chẩn đoán của bác sĩ, ông Allen quyết định tự giải quyết. Với sự trợ giúp của vợ, ông Allen đã dùng một chiếc kẹp, lôi được con sán ra ngoài cơ thể, nhốt nó vào một chiếc lọ nhựa.

Theo ông Allen, con sán này đã tồn tại ở niêm mạc môi, niêm mạc chỗ má được khoảng 3 tháng. Khi ký sinh ở đó, nó không ngừng di chuyển từ môi ra má và ngược lại.

Vị tiến sĩ này đã viết một bài báo trên Tạp chí Y học Nhiệt đới để chia sẻ về kinh nghiệm như là một vật chủ cho ký sinh trùng này của mình.

Con sán này được xác định là sinh vật ký sinh trùng chủ yếu sống ký sinh trên động vật - đặc biệt là trâu, bò, chó, mèo và thỏ - nhưng có thể được truyền sang người thông qua các điều kiện mất vệ sinh và ăn các côn trùng bị nhiễm bệnh. Nó cũng có thể bị nhiễm vào người từ các loại thực phẩm bị ô nhiễm trong quá trình lưu trữ không đảm bảo hoặc từ nguồn nước bị ô nhiễm.

Đây là trường hợp thứ 13 tại Mỹ và thứ 60 trên thế giới được báo cáo rằng chúng sống trên người.

Theo Người Lao Động

Theo Đăng lại