PepsiCo: phát triển khoai tây nội địa để sản xuất sản phẩm chất lượng quốc tế

Sau hơn 10 năm với những bước đi chậm và vững chắc với những hecta khoai tây đầu tiên thử nghiệm tại Lâm Đồng, PepsiCo chính thức mở rộng dự án trồng khoai tây ra các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc để cung cấp đủ nguồn nguyên liệu với trọng tâm “đảm bảo chuỗi cung ứng tại chỗ” và “chất lượng” cho thị trường Việt Nam.

Chiến lược đảm bảm “an ninh chuỗi cung ứng tại chỗ”

“Đại dịch Covid -19 đang cho thấy việc gián đoạn cho cả sản xuất và phân phối  thực phẩm dẫn đến những tắc nghẽn trên toàn chuỗi  cung ứng thực phẩm.”  Đây là nhận định trong tuyên bố chung của Hội nghị toàn thể Chương trình Hỗ trợ quốc tế (ISG) năm 2020  được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tổ chức ngày 11 tháng 12 năm 2020 tại Hà Nội. Chính vì vậy “đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng tại chỗ” cùng với “phát triển nông nghiệp bền vững” là hai trong các trọng tâm chiến lược khi Pepsico chính thức tiến hành kinh doanh mảng thực phẩm tại thị trường Việt Nam từ 2006 khi đã trở thành nhà sản xuất số một tại thì trường về đồ uống.

Năm 2008, PepsiCo Việt Nam đã quyết tâm phát triển vùng nguyên liệu nhằm cung cấp nguồn cung khoai tây cho nhà máy sản xuất trên cả nước. Đà Lạt - Lâm Đồng đã được chọn với vùng đất bazan màu mỡ, khí hậu thích hợp. Với những ruộng khoai tây thí điểm với vô vàn khó khăn về kỹ thuật với việc đưa các giống khoai được phát triển tại các phòng thí nghiệm tại Mỹ sang thích nghi với khí hậu ôn đới, tới mô hình đối tác cũng đầu tư với các nông hộ lần đầu tiên được áp dụng, PepsiCo đã chuyển mình từ việc phải nhập khoai làm nguyên liệu cho sản xuất sang có thể tự cung ứng đến 75% từ canh tác trong nước, đây cũng là bài toán mà công ty kiên trì giải hơn 10 năm qua.

Ruộng khoai tây của PepsiCo

Đi tiên phong trong việc mở rộng khu vực trồng khoai tây sản xuất công nghiệp

Năm 2020 có thể là một cột mốc quan trọng đối với PepsiCo khi công ty quyết định mở rộng chương trình trồng khoai tây sang các tỉnh Đắk Lăk và Gia Lai với khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với giống cây trồng này. Đây có thể coi là một bước đi chậm nhưng vững chắc của công ty khi đã nắm chắc được kỹ thuật, quy trình và vùng sản xuất.

Đăk Lăk và Gia Lai là hai khu vực thuộc Tây Nguyên, có độ cao từ 500 – 900m so với mực nước biển, do vậy có nhiệt độ từ 200  C – 270C, có nhiều nét tương đồng với Đà Lạt nơi công ty đã triển khai dự án. Quỹ đất của các khu vực này rất lớn phù hợp với việc canh tác và khả năng cơ giới hóa nông nghiệp. “Qua khảo sát, vùng này có thể cung cấp trên 200.000 tấn/năm.” ông Nguyễn Phúc Trai, Giám đốc Nông học PepsiCo Việt Nam cho biết.

Dự kiến trong giai đoạn một của chương trình mở rộng sẽ cung cấp sản lượng dự kiến từ 5.000- 6.000 tấn. Và đến năm 2023 sẽ mở sẽ tăng sản lượng gấp đôi tại các khu vực này.

Ngoài việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra, giúp nông dân yên tâm khi tham gia chương trình, PepsiCo còn hỗ trợ về kỹ thuật và cùng đầu tư ứng giống, phân bón với chi phí ước tính khoảng 40% cho một hecta, nông hộ đầu tư 60% cho việc thuê đất, nông dược, nhân công, điện nước. Lợi nhuận ròng mùa khô đạt khoảng 95 triệu - 100 triệu đồng. Với sản lượng bình quân 26 tấn trên hecta, lợi nhuận sau khi trừ chi phí sản xuất dự kiến từ 90 triệu đến 100 triệu một hecta cho 4 tháng canh tác. Có thể nói đây là một trong những cây trồng cho phép dòng tiền nhanh với tỷ suất lợi nhuận cao so với các giống cây trồng khác.

Chia sẻ về quyết tâm theo đuổi việc phát triển nguồn nguyên liệu ổn định và lâu dài, ông Nguyễn Phúc Trai, Giám đốc Nông học PepsiCo Việt Nam, người gắn bó với các chương trình khoai tây của công ty từ những ngày đầu tiên cho biết: “là thành viên của Đối tác Nông nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (PSAV) của Bộ Nông  nghiệp & Phát triển Nông thôn, Chiến lược phát triển chung của PepsiCo là phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với việc hợp tác với  người nông dân, các đối tác để tạo ra chuỗi giá trị cho các mặt hàng nông nghiệp, qua đó không chỉ đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho công ty mà còn đảm bảo về sinh kế lâu dài cho cho người nông dân  trên chính mảnh đất quê hương mình. Việc chúng tôi đồng hành cùng nông dân trong suốt hơn 12 năm qua, cùng họ canh tác, phát triển vùng nguyên liệu tại Đà Lạt Lâm Đồng và hiện tại là Đăk Lăk, Gia Lai  chính là câu trả lời mạnh mẽ nhất cho quyết tâm ấy.”

Các hình ảnh canh tác tại Dak lak, Gia lai

Phát triển nội địa để đạt chuẩn quốc tế

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, do vậy việc trồng khoai tây chủ yếu được trồng vào mùa khô tại khu vực Tây Nguyên và mùa đông khu vực phía Bắc. Việc nghiên cứu các giống khoai tây phù hợp với khí hậu Việt Nam luôn là một bài toán khó nhưng được ưu tiên hàng đầu của PepsiCo.

Bắt đầu với giống Alantic cho những vụ mùa đầu tiên,  PepsiCo liên tiếp  đầu tư nghiên cứu hai giống khoai tây FL2215 và FL2027, đạt năng suất cao lên tới 56,7 tấn /ha trong điều kiện canh tác tại vùng nhiệt đới, không thuận lợi cho trồng khoai tây. Riêng giống FL2215 có khả năng chống chịu tốt trong mùa mưa tại các tỉnh Tây Nguyên, giải quyết bài toán nguyên liệu từ gốc rễ cho chính mình và người nông dân. Công trình của PepsiCo đã được Bộ NN-PTNT công nhận để đưa vào sản xuất.

Tất cả những cố gắng và nỗ lực không ngừng của PepsiCo tại là nhằm mang đến những củ khoai tây chất lượng ổn định nhất, phù hợp với yêu cầu về tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn để làm ra được các sản phẩm Snack Khoai Tây Lay’s đang được ưa chuộng và tin dùng tại thị trường Việt Nam.

Từ ruộng khoai tây đến các sản phẩm Snack Khoai Tây Lay’s chất lượng