Những loại canh, cháo giúp phòng bệnh ngay từ... bếp

Tháng Giêng, thời tiết thay đổi liên tục khiến nhiều người phải vào viện. Nhưng bạn có thể phòng tránh được bệnh ngay từ bếp nhờ những món cháo sau:
Ảnh minh hoạ: Internet

Theo thói quen của người Việt, trong Tết, nhiều người còn kiêng và lo chơi nên rất ít khi đi khám. Từ rằm tháng Giêng trở ra, thời tiết giao mua, chuyển biến liên tục khiến số lượng bệnh nhân đổ về bệnh viện tăng cao.

Nếu biết cách điều chỉnh thì ngay từ trong bếp các bà nội trợ đã có thể phòng tránh bệnh cho người thân bằng các món ăn phù hợp. Hãy nấu những món ăn nhẹ, với các thực phẩm giàu protein dễ tiêu (thịt trắng, cá); hoa quả và rau xanh (súp rau).

 Canh nấm mèo thịt nạc: Nấm mèo và thịt nạc xay, thêm một nhúm rau hẹ, đun nhỏ lửa cho sôi, uống. Món canh có tác dụng bồi bổ khí huyết, chữa bụng trướng, khó tiêu, giải độc cơ thể);

- Canh đại táo:  Đại táo rửa sạch nấu cho sôi, để ấm uống trong ngày. Món canh này kiện tì ích khí, chữa kém ăn, tì vị yếu mệt;

- Canh thịt - giá - củ năng mùa xuân có tác dụng tăng cường sinh lực, ích khí cường thân, khi nấu gồm ít thịt heo nạc, giá sống, bắp cải, củ năng, trứng gà, gừng, hành, dầu mè và ít gia vị, nấu nước thịt xong cho trứng gà vào, nêm nếm vừa miệng, sau đó mới cho giá và cải vào; Canh trứng đậu hũ khô: gồm đậu hũ khô thái lát, nấm hương, trứng cút, hành tỏi, giúp bồi bổ tì vị, mạnh dạ dày, ăn ngon miệng, phục hồi sức khỏe.

Ảnh minh họa.

Hoặc một số loại cháo dưới đây có thể phòng tránh bệnh hiệu quả:

- Cháo tỏi (tỏi tía nấu nhừ với gạo tẻ giúp ấm tì vị, chữa đầy bụng, ăn không tiêu, kiết lỵ, làm hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu).

- Cháo gừng (gừng tươi, đại táo, gạo tẻ nấu chung, ăn vào giúp chữa đầy hơi, sình bụng, khó tiêu do ăn quá nhiều thịt mỡ, chữa tiêu chảy, nôn mửa).

- Cháo bột ngô (bột ngô, gạo tẻ nấu cháo chữa mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, cao huyết áp và phòng ngừa ung thư),

- Cháo bát bảo (khiếm thực, hoài sơn, phục linh, hạt sen, ý dĩ, đậu côve, đảng sâm, bạch truật, gạo tẻ ninh nhừ, giúp cơ thể linh hoạt nhẹ nhàng, kiện tì vị, làm ấm cơ thể, chữa tiêu chảy, người mệt mỏi).

 Đi khám sớm để điều trị và phòng ngừa

Dù là năm mới, nhưng nếu thấy cơ thể không bình thường thì chớ kiêng kị, mà cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị, hoặc được tư vấn phòng ngừa,

Tây y thường hồi phục sức khỏe sau Tết bằng những thuốc giúp tiêu hóa và hấp thu tốt như các enzyme tiêu hóa, các vitamin nhóm B, các acid amin…

Những người mắc các bệnh mãn tính ngay sau Tết phải lập lại đúng nguyên tắc sinh hoạt, kiêng cữ hàng ngày.

Không nên uống rượu bia nhiều, không hút thuốc lá.

Ngủ đủ và nghỉ ngơi ngay khi có dấu hiệu bất thường (đau đầu, chóng mặt...).

Cần rèn lại thói quen ăn uống và sinh hoạt điều độ. Ngủ đủ 8 tiếng /ngày, ăn đủ các bữa ăn sáng, trưa, tối với đủ 4 nhóm thực phẩm: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, rau quả ở tỉ lệ cân đối, hợp lý.

-Luyện tập thể dục thể thao như đi bộ hoặc đạp xe; thay đổi lại giờ giấc sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý sẽ lấy lại được sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.

Người có bệnh mãn tính nên luôn có một số thuốc thiết yếu để xử lý kịp thời mọi bất trắc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Theo Theo Giadinh.net