Nga chuẩn bị tiến công 'tước khí giới' Mỹ
> Học giả Mỹ bày kế 'đánh quỵ' Trung Quốc
> Khi Snowden 'chia đôi' nước Mỹ
TPO - Phương tiện nào có thể là công cụ thực hiện đòn tiến công tước khí giới của Mỹ? Với Nga, vũ khí hạt nhân chính là phương pháp duy nhất để bù đắp cho sự yếu kém của các lực lượng vũ trang thua kém Mỹ cả về lượng và chất.
Mới đây, Hoa Kỳ lại một lần nữa đề nghị Nga cắt giảm các kho vũ khí hạt nhân thêm hơn 1/3 nữa, tới 900 đầu đạn trong đó chỉ có một nửa ở trạng thái trực chiến (như vậy là, số lượng đầu đạn đã triển khai sẽ giảm đi trên 1/3). Về mặt lý thuyết như thế là khá nhiều.
Bởi vì, cứ cho rằng, 500 lượng nổ loại 550 kiloton (công suất của một đầu đạn tên lửa Topol-M-550 kT) và 300 lượng nổ loại 100 kT có khả năng tiêu diệt 65% dân số nước Mỹ. Ở Liên Xô trước đây đã quen cho rằng, mối đe dọa khi có được 150-200 lượng nổ là đủ để kiềm chế có hiệu quả.
Nhưng nước Nga rõ ràng không thể hiện mong muốn giả trừ vũ khí, và ông Putin trong thời gian tham dự hội nghị bàn về phát triển bộ đội phòng thủ không gian - vũ trụ, đã thẳng thắn chỉ rõ mối đe dọa của đòn tiến công tước khí giới. Đồng thời một nguy cơ như vậy quả thật hiển nhiên tồn tại.
Về kịch bản của đòn tiến công tước khí giới có cả một bộ sưu tập tương đối lớn những huyền thoại. Chẳng hạn, người ta quen cho rằng, nó phải hoàn toàn phi hạt nhân vì những hậu quả sinh thái có thể xảy ra đối với Mỹ, và lãnh thổ “bị tước khí giới” sau này sẽ không thể sử dụng để khai thác và sinh sống được. Thực ra điều này không phải như thế. Khu vực bị nhiễm bụi phóng xạ trên thực tế chắc gì đã bao quát được châu Âu, cũng sẽ không xảy ra sự khuếch tán của phông phóng xạ trên phạm vi toàn cầu ở mức độ có thể nhận biết được trong chừng mực nào đó.
Thậm chí ngay tại khu vực bị tiến công, phóng xạ sẽ giảm xuống rất nhanh, tới những giá trị có thể chấp nhận được-vì các đồng vị có thời gian tồn tại ngắn, mức độ nhiễm phóng xạ do vụ nổ hạt nhân gây ra, giảm xuống nhanh hơn 1.000 lần so với trường hợp nổ khối phát điện của một nhà máy điện hạt nhân. Về “mùa đông hạt nhân” khét tiếng- thì điều này chỉ là một sự tuyên truyền giả mạo không hơn, không kém. Nói cách khác, những hạn chế thực tế của đặc điểm “sinh thái” tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở những quy mô tương đối rộng rãi không tồn tại- và đòn tiến công tước khí giới dứt khoát phải là đòn tiến công hạt nhân.
Phương tiện nào có thể là công cụ thực hiện đòn tiến công tước khí giới của Mỹ? Thứ nhất, đó là những tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm Trident-2. Được phóng đi gần bờ biển Nga (ở cự ly không quá 1.000 km), chúng có khả năng vươn tới các mục tiêu ở Trung tâm nước Nga sau 8-10 phút. Nếu tính toán rằng, thời gian chuẩn bị tên lửa để phóng-không dưới 2 phút, để kiểm tra thông tin về cuộc tiến công và thực hiện giải pháp đối phó còn lại 6-8 phút, nói thẳng là không đủ. Hơn nữa độ chính xác của “Trident” cho phép nó tiêu diệt các mục tiêu có khả năng phòng vệ cao, như những bệ phóng kiểu giếng lò và các boong ke ngầm. Cứ cho rằng, với 2 đầu đạn W88 (475 kT) đủ để tiêu diệt một bệ phóng kiểu giếng lò với xác suất 95%, còn với 2 đầu đạn W76-84%.
Mỹ bố trí 14 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo “Ohio”, mỗi chiếc có khả năng mang 24 tên lửa, trên đó có thể lắp đặt 8 đầu đạn loại 475 kT hoặc 14 đầu đạn loại 100 kT. Tổng cộng là 336 tên lửa, có khả năng mang 2.668 đầu đạn W88 hoặc 4.704- W76. Trên thực tế do có quy định cấm đặt trên mỗi tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo quá 8 đầu đạn, trên các tên lửa “Trident” tới thời điểm năm 2008 đã triển khai 384 đầu đạn W88 và 1.334 đầu đạn W66, nhưng các đầu đạn đang bảo quản trong kho có thể lắp đặt trở lại tương đối nhanh.
Cùng một thời điểm trên biển có không dưới 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo- nghĩa là, có thể tới 144 tên lửa và 2.016 đầu đạn. Bên cạnh đó việc phòng thủ chống tàu ngầm của nước Nga chưa có được những kết quả đặc biệt nổi trội, kể cả thời kỳ đỉnh cao của tiềm lực quân sự Liên Xô. Hiện nay việc phòng thủ chống tàu ngầm của Nga bị thu hẹp rất nhiều so với thời kỳ Xô viết. Hệ thông thông báo tình hình mặt nước và dưới mặt biển- là một trong những công trình nổi tiếng nhất của Tổ hợp công nghiệp quân sự nước Nga. Về việc kiểm tra một cách có hệ thống gần 1.000 km thuộc khu vực ven bờ lúc này chưa thấy được đề cập tới, thậm chí cả trong kế hoạch- tới thời điểm năm 2012 mới có quy hoạch bao quát 30% khu vực kinh tế quan trọng (370,4 km). Nói cách khác, Hải quân LB Nga chưa đủ sức theo dõi động thái di chuyển của các tàu ngầm Mỹ trong khu vực có nguy cơ.
Thành phần thứ hai có thể tham gia đòn tước khí giới là- các loại tên lửa hành trình tầm xa bắn từ trên biển, trên không (đã được biết tới như “Tomahawk” và AGM-86). Mỹ có gần 5.000 tên lửa thuộc những loại này. Về mặtlý thuyết, khác với “Trident”-đây là loại vũ khí “đánh chậm”, thời gian bay của nó khoảng một vài giờ. Nhưng bay ở những quỹ đạo thấp (10-30 mét ở những phiên bản mới nhất của “Tomahawk chiến thuật”) và khả năng bị nhận biết bằng ra đa thấp (bề mặt tản xạ hiệu dụng- 0,05 mét ở phiên bản vừa nêu) làm cho những tên lửa loại này rất khó bị phát hiện.
Về thực chất, phương tiện duy nhất phát hiện được chúng ở cự ly đáng kể là các máy bay trinh sát điện tử cảnh báo sớm đã cất cánh trước đó. Khả năng đối phó với những mục tiêu, mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ như thế kém tới mức, đơn cử như phi vụ bay lọt qua thủ đô Minsk mà không bị trừng trị của một máy bay hạng nhẹ của Thụy Điển hồi năm ngoái. Hệ thống phòng không Belarus, được xây dựng theo khuôn mẫu của Liên Xô trước đây, hoàn toàn không hay biết gì về chuyến viếng thăm này- bỏ qua mọi cơ hội buộc phi công nhảy dù hoặc ép máy bay hạ cánh.
Đồng thời đòn tiến công vào một số mục tiêu có thể được tiến hành đồng loạt chính xác, và đầu đạn của tên lửa “Tomahawk” chiến thuật, thậm chí là đầu đạn thông thường có khả năng đánh thủng khối thép chất lượng cao, độ dày 2,5 mét, với sai lệch về bán kính dự kiến không quá 3-5 mét (bề dày nắp đậy bệ phóng tên lửa kiểu giếng lò-gần 2 mét, và chủ yếu không phải hoàn toàn được làm bằng thép có độ bền cao).
Về các phương tiện mang, thì 83 hạm nổi và 39 tàu ngầm của Mỹ có thể sử dụng “Tomahawk”. Chẳng hạn, chỉ 4 chiến hạm được hoán cải thành “kho-hạm” lớp “Ohio” có khả năng mang tới 616 tên lửa. Tổng cộng hạm đội tàu ngaamfcuar Mỹ có khả năng mang tới 1.150 tên lửa “Tomahawk”. Bệ phóng tiềm tàng cũng có khả năng tham gia đòn tiến công bất ngờ còn là 3 khu trục hạm kiểu Zamvolt đang được đóng, có khả năng hạn chế tiếng ồn và khả năng phát hiện của ra đa đối phương.
Các loại phương tiện mang tên lửa hành trình khác là- những máy bay ném bom chiến lược (58 chiếc “Pháo đài bay” B-52, 66 “Lancer” B-1, 20 “Spirit” B-2). Về mặt lý thuyết, các phương tiện mang vũ khí hạt nhân trong số chúng chỉ là B-2 và B-52, nhưng việc hoán cải “Lancer” thành phiên bản phi hạt nhân đã được tiến hành bằng những phương pháp chỉ tân trang bề ngoài. Đồng thời chỉ riêng các máy bay B-1 đã có khả năng mang 1.584 tên lửa hành trình.
Tiềm lực tiến công của Mỹ là như vậy. Thế còn danh sách những mục tiêu tiềm tàng thì như thế nào? Tới thời điểm ngày 1.3.2013 Liên bang Nga có 1.480 đầu đạn hạt nhân. Số đầu đạn này được phân chia trong “bộ ba vũ khí hạt nhân” như sau: 395 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được bố trí trên bộ, trong đó có 207 tổ hợp di động “Topol”, “Topol-M” và “Iars”. Chúng có khả năng mang tới 1.303 lượng nổ hạt nhân, và những tổ hợp di động trong số này mang được 261-269 đơn vị. Không quá khó để tính được rằng, để loại khỏi vòng chiến đấu 95% số bệ phóng kiểu giếng lò, người Mỹ chỉ cần sử dụng 376 đầu đạn- nên hiểu rằng, trên một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo có thể bố trí được tới 192 đầu đạn hạt nhân W88.
Về các tổ hợp cơ động thì, vào năm 2012 thời gian của phiên trực chiến đối với các cụm tổ hợp tên lửa di động là 18 ngày đêm (ngắn hơn 5 lần so với thời thập niên 80)- từ đây có thể dễ dàng rút ra kết luận là, cùng một lúc có gần 20 bộ khí tài làm nhiệm vụ tuần tiễu và cảnh giới chiến đấu. Bên cạnh đó, 187 bộ còn lại, được bố trí trong những công sự đơn giản, xét về nhiều khía cạnh, chính là những mục tiêu còn đơn giản hơn là những bệ phóng kiểu giếng lò. Người Mỹ, theo những gì đã thấy, chỉ cần tiêu hao cho mỗi mục tiêu từ 1-2 đầu đạn 100 kT (có tới 336 đầu đạn trên mỗi tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo).
Sự đuối sức của tổ hợp tên lửa di động nặng 126 tấn trong hành trình tuần tra cũng thể hiện rất rõ nét. Với diện tích khu vực tuần tra lớn về mặt hình thức, khả năng đi qua được không thật cao, nhất là vào mùa thu và mùa xuân, phạm vi thực tế của lãnh thổ, mà khí tài có thể hiện diện, bị giảm đi rất nhiều. Trên 60% hành trình tuần tra buộc phải đi qua những con đường thông thoáng. Bên cạnh đó phần lớn thời gian các tổ hợp tên lửa nằm trên trận địa chứ không phải trong hành tiến. Kết quả là, các bộ khí tài trong quá trình tập trận bị phát hiện trong vòng 1-2 ngày đêm, bởi các cụm vệ tinh của nước mình, mà khả năng của những vệ tinh đó không thể sánh với những vệ tinh của Mỹ. Thật đáng lo ngại, nhưng nếu ngoại suy kinh nghiệm săn lùng không quá thành công những tên lửa “Scud” của người Mỹ cho hệ thống nặng gấp đôi thì không phải là thông minh lắm.
Đồng thời người Mỹ đang tích cực mở rộng những khả năng về điều khiển của mình-chẳng hạn, tới năm 2015 sẽ nghiên cứu chế tạo hệ thống ra đa trinh sát mọi thời tiết (trên cơ sở các khí tài vũ trụ cỡ nhỏ) phục vụ cho việc theo dõi sự di chuyển của các tổ hợp tên lửa di động.
Hãy nghiên cứu lực lượng Không quân. Trong tài sản của Liên bang Nga có 48 máy bay ném bom chiến lược, có khả năng mang tổng cộng 508 tên lửa hành trình (còn 60 đơn vị-trong kho dự trữ). Trong số đó có 16 máy bay siêu âm Tu-160, có thể mang 192 tên lửa hành trình, số còn lại là những máy bay phản lực cánh quạt tốc độ cận âm T-95, cơ hội vượt qua được hệ thống phòng không là rất thấp. Bên cạnh đó những máy bay ném bom thực hiện nhiệm vụ trực chiến thường xuyên trên không chỉ trong thập niên 80- hiện nay phần lớn thời gian chẳng có một chiếc máy bay nào ở trên không- và chúng được tập trung ở 3 sân bay. Rõ ràng là, trong trường hợp bị tiến công bất ngờ, Không quân chiến lược của Liên bang Nga sẽ chấm dứt sự tồn tại ngay trong những phút đầu tiên bằng cái giá “tiêu hao” chỉ một số đầu đạn hạt nhân.
Hải quân Nga có 6 tàu ngầm đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu, mỗi chiếc mang được 16 tên lửa đạn đạo (cộng thêm “Dmitri Donskoi”, còn lại trong biên chế chiến đấu của Hải quân, nhưng có lẽ được sử dụng làm tàu thực nghiệm). Tổng cộng là 128 tên lửa- chủ yếu là phiên bản R-29, có thể mang 8 đầu đạn công suất nhỏ, hoặc 4 đầu đạn công suất trung bình (hiện nay đang là phương án chủ yếu). Theo những thông tin phổ biến nhất, thì có 512 đầu đạn. Số lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đồng thời hiện diện trên biển được giữ bí mật- nhưng được biết rằng, thời kỳ Liên Xô thường có 25-30% tàu ngầm chiến lược túc trực ở đó. Như vậy là, theo “tiêu chuẩn”thì trên biển phải có 2 tàu ngầm. Trên thực tế, theo những thông tin của người Mỹ, một thời gian hồi năm ngoái, trong lực lượng trực chiến thường có 1 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, và đôi khi chẳng có một con tàu nào.
Những phương tiện neo đậu ở các căn cứ tàu ngầm chắc chắn sẽ bị tiêu diệt ngay trong những phút đầu tiên của cuộc chiến. Bên cạnh đó người Mỹ nắm ưu thế gần như tuyệt đối trên biển. Trong khi đó, các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thiếu “sự che chở” không an toàn tới mức độ như người ta quen nghĩ, và không phải là loại vũ khí, đã sẵn sàng sử dụng được ngay. Liên lạc với các tàu ngầm đang ở dưới biển sâu chỉ có thể thực hiện được ở dải tần rất thấp và cực thấp. Để thu được tín hiệu liên lạc của tàu ngầm phải sử dụng antenn kéo có độ dài 300-900 mét và phải dìm xuống độ sâu ít nhất 30 mét, tốc độ tàu phải hạn chế ở 3 hải lý.
Nói cách khác, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo không giữ liên lạc thường xuyên, tránh tạo cơ hội cho đối phương có đủ thời gian để tìm kiếm và đánh chìm mình- điều này thường xảy ra nhiều nhất trong điều kiện địch chiếm được ưu thế tuyệt đối trên biển. Một tình huống không kém nguy hiểm hơn là, khi tàu đang trong quá trình phóng tên lửa. Trong khi đó, nếu không tiến hành thực nghiệm một lần mạo hiểm về nội dung phóng “loạt” thì không thể thấy rằng, quá trình này hoàn toàn không phải là một quá trình ngắn ngủi.
Nói cách khác, những phương tiện mà người Mỹ đang có trong khi làm nhiệm vụ trực chiến thường xuyên quá đủ để vô hiệu hóa lượng tên lửa Nga dù ít, dù nhiều, khoảng chừng 50 quả chắc chắn có thể phóng được trong một đòn đáp trả. Về mặt lý thuyết số lượng này hoàn toàn đủ để kiềm chế một cách có hiệu quả. Nhưng trên thực tế, sự phát triển tích cực của hệ thống phòng thủ tên lửa, của những công nghệ trinh sát vũ trụ và phòng thủ chống tàu ngầm đang tạo ra tình huống ngày càng mạo hiểm hơn. Việc cắt giảm tới 1/3 số đầu đạn đã triển khai sẽ làm cho tình hình ngày mai sẽ trở nên nguy ngập hơn. Hơn nữa, có lẽ không nhất thiết phải nhắc lại rằng, vũ khí hạt nhân đối với nước Nga- là phương pháp duy nhất để bù đắp cho sự yếu kém của các lực lượng vũ trang thông thường, chắc chắn và căn bản thua kém Mỹ cả về lượng và chất.
Đối với Moscow, nếu xét tới hoàn cảnh thì, không phải cắt giảm, mà tăng cường kho vũ khí hạt nhân mới là vấn đề cấp thiết.
Đỗ Ngọc Inh
Theo “Bình luận quân sự” Nga