Phiên bản mới của chiếc cúp cũng đã được làm lại. Thêm một vòng bảng được đưa vào lịch thi đấu, và lần đầu tiên hiệu số phụ được tính tới nếu hai đội trong cùng một bảng bằng điểm.
Hai đội xứng đáng nhất đã có mặt ở trận đấu cuối cùng là chủ nhà Đức và Hà Lan.
“Cơn lốc màu da cam” được dẫn dắt bởi Johann Cruyff đã trình diễn một lối đá mới – bóng đá tổng lực.
Vô địch: Đức
Á quân: Hà lan
Thứ 3: Ba Lan
Thứ 4: Brazil
Vua phá lưới: Gregorz LATO (Ba Lan) với 7 bàn
Họ đã lần lượt đánh bại Argentina 4-0 và Brazil 2-0 trở thành ứng viên số một cho chức vô địch và điều đó càng chắc chắn hơn khi Neeskens đưa Hà lan vươn lên dẫn trước bằng cú sút phạt penalty ngay ở giây 60.
Song bàn thắng gỡ hòa của Paul Breitner và bàn thắng thứ 14 trong các lần tham dự World Cup của Gerd Muller - sánh ngang thành tích ghi bàn của Just Fontaine – đã giúp Đức lên ngôi vô địch ngay trên sân nhà, và là chức vô địch lần thứ hai của “Cỗ xe tăng Đức”.
Argentina 1978: Bóng đá tổng lực thất bại
Hơn 100 quốc gia đã tham dự vòng loại giải 1978, và cuối cùng đã chọn được 15 đội bóng xuất sắc nhất góp mặt tại Argentina.
Dù không có ngôi sao Johann Cruyff do mẫu thuẫn với LĐBĐ nước này, nhưng Hà Lan vẫn được đánh giá là ứng viên số 1 cho chức vô địch, khi mà họ đã để tuột vinh quang 4 năm trước tại nước Đức.
Dù đã lần lượt đả bại ĐKVĐ Tây Đức, Italia, nhưng trong trận đấu cuối cùng, “Cơn lốc màu da cam” tiếp tục thất bại.
Vô địch: Argentina
Á quân: Hà Lan
Thứ 3: Brazil
Thứ 4: Italia
Vua phá lưới: Mario KEMPES (Argentina) với 6 bàn
Dưới sự cổ vũ của chủ nhà tại sân Monumental ở thủ đô BUENOS AIRES, người Argentina đã lên ngôi lần đầu tiên trong lịch sử.
Với sự thăng hoa của thế hệ như Daniel Passarella, Osvaldo Ardiles và Mario Kempes, Argentina đã đánh bại Hà Lan 3-1 trong trận chung kết phải đá hiệp phụ. Mọi giải đấu đều có người hùng và lần này là Mario Kempes với 6 bàn, trong đó có hai bàn thắng trong trận chung kết làm tung lưới thủ môn Rob Rensenbrink của Hà Lan.
Tây Ban Nha 1982: Cơn địa chấn Italia
World Cup lần này đã mở rộng từ 20 lên 24 đội với những gương mặt hoàn toàn mới như Honduras, Cameroon, Algeria và El Salvador. Ở vòng bảng thứ hai ở bảng tử thần, ĐKVĐ Argentina đã bị loại khi thua cả Brazil và Italia.
Trận đấu quyết định đến chiếc vé vào bán kết giữa Brazil và Italia được ghi nhận là trận đấu hay nhất trong lịch sử bóng đá hiện đại. Và cũng từ trận đấu này, bóng đá thế giới xuất hiện thêm một huyền thoại, đó là Paolo Rossi.
Tiền đạo lắm tài nhiều tật này đã không phụ lòng HLV Enzo Bearzot khi lập hat-trick giúp Italia vượt qua Brazil khi đó gồm có Zico, Socrates và Falcao với tỷ số 3-2.
Tại bán kết 1, đoàn quân Azzurri đã đánh bại Ba Lan 2-0 để lần thứ tư trong lịch sử có mặt tại trận chung kết.
Trận bán kết 2, giữa Pháp và Tây Đức được đánh giá là một trong những trận đấu lội ngược dòng kinh điển nhất.
Vô địch: Italia
Á quân: Tây Đức
Thứ 3: Ba Lan
Thứ 4: Pháp
Giải phong cách: Brazil
Vua phá lưới: Paolo ROSSI (Italia) với 6 bàn
Với đội hình có bộ ba huyền thoại là Michel Platini, Jean Tigana Alain Giresse, sau khi hòa 1-1 trong thời gian chính thức, Pháp dẫn trước 3-1 trong thời gian hiệp phụ, nhưng tinh thần người Đức đã giúp họ gỡ hòa 3-3 trước khi thắng trên loạt đấu penalty.
Antonio Cabrini đã trở thành cầu thủ đầu tiên sút hỏng penalty trong một trận chung kết World Cup, nhưng sự xuất sắc của Rossi, Marco Tardelli Alessandro Altobelli đã đưa đoàn quân Azzurri đánh bại Tây Đức 3-1 và đội trưởng thủ môn 40 tuổi Dino Zoff nâng cao cúp vàng lần thứ 3 trong lịch sử của bóng đá đất nước hình chiếc ủng.
Mexico 1986: Giải đấu của Maradona
Giải đấu lần thứ 13 đánh mốc sự kiện Mexico trở thành quốc gia đầu tiên được tổ chức World Cup hai lần.
Mexico được chọn là do ứng viên tiềm tàng Colombia bất ngờ rút lui năm 1983 khi từ chối tổ chức vì tự cảm thấy không đảm bảo được các điều kiện cho ngày hội bóng đá tầm cỡ như vậy. Brazil đã thua Pháp ở tứ kết trong loạt đấu penalty, nhưng Pháp lại thua Tây Đức ở bán kết sau đó.
Song, Mexico 1986 là giải đấu của riêng “Cậu bé vàng” Diego Armando Maradona. Cầu thủ số 10 này đã bước lên đỉnh vinh quang trong trận tứ kết với đội tuyển Anh với hai bàn thắng để đời.
Vô địch: Argentina
Á quân: Tây Đức
Thứ 3: Pháp
Thứ 4: Bỉ
Vua phá lưới: Gary LINEKER (Anh) với 6 bàn
Quả bóng vàng (Cầu thủ xuất sắc nhất): Diego MARADONA (Argentina)
Giải phong cách: Brazil
Đầu tiên là pha làm bàn sau khi độc diễn từ giữa sân qua gần hết đội hình tuyển Anh.
Bàn thắng thứ hai được Maradona ghi bằng tay giúp Argentina thắng chung cuộc 2-1, bàn thắng sau này cả thế giới phải thừa nhận đó là “Bàn tay của Chúa”.
Argentina tiếp tục vượt qua Bỉ 2-1 ở bán kết, có mặt trong trận chung kết với Tây Đức. Dù dẫn trước 2-0, nhưng Argentina đã bị tinh thần người Đức gỡ hòa 2-2 ngay sau đó.
Nhưng bàn thắng ấn định tỷ số 3-2 ở phút 83 do công của Burruchaga Jorge sau đường chuyền như đặt của Maradona, Argentina lên ngôi vô địch thế giới lần thứ hai dưới sự chứng kiến của 115.000 khán giả trên sân Aztec hùng vĩ.
(Còn nữa)
TV
Theo FifaWorldcup/HNM