Ngày Pháo binh Nga 19/11, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1944 nhằm tôn vinh chiến công của pháo binh trong trận phản công ở Stalingrad vào năm 1942. Đến năm 1964, Ngày pháo binh đã được đổi tên thành Ngày lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga.
Nhân ngày này cùng nhìn vào kho vũ khí của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga và điểm mặt một số hệ thống tên lửa, pháo phản lực, pháo tự hành nổi bật.
Hệ thống phóng tên lửa đa nòng BM-27 Uragan được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước và vẫn được quân đội Nga sử dụng tới bây giờ. Nhiệm vụ chính của nó là tiêu diệt quân đội và mục tiêu của địch từ khoảng cách 10 đến 35 km.
Pháo tự hành Gvozdika được thiết kế để ngăn chặn và tiêu diệt bộ binh, đồn bốt, pháo và xe chiến đấu bọc thép.
Hệ thống rocket đa nòng Smerch được thiết kế để đánh bại hầu hết các mục tiêu trong phạm vi từ 20 đến 90 km. Nó được mệnh danh là vũ khí hủy diệt mạnh nhất của lực lượng bộ binh trên thế giới, chỉ xếp sau vũ khí hạt nhân.
Khrizantema-S là vũ khí mạnh nhất trong tất cả các hệ thống tên lửa chống tăng hiện nay trên thế giới. Nó được thiết kế để tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp bộ binh, đồn bốt và các mục tiêu trên mặt đất cũng như trên không bay tốc độ chậm.
Pháo tự hành Coalition-SV với tầm bắn lên tới 70 km, tốc độ bắn 23 phát/phút, Nga tự tin cho rằng một khẩu pháo tự hành Coalition-SV thay thế cả khẩu đội pháo thông thường. Pháo có thể tiêu diệt các đơn vị pháo mặt đất lẫn xe tăng, thiết giáp, hệ thống phòng không, sở chỉ huy và cả các vũ khí hạt nhân chiến thuật của đối phương.
Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn 9K720 Iskander là một trong những vũ khí "đình đám" nhất của quân đội Nga trong suốt thời gian dài vừa qua. Phiên bản nội địa Iskander-M mà quân đội Nga sử dụng có tầm bắn lên tới 500 km, sai số chỉ trong khoảng 5 - 7 m và mang theo đầu đạn trọng lượng 480 - 700 kg, có sức công phá cực lớn.
Súng cối tự hành 240mm 2S4 Tulip có thể và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 20 km và sử dụng nhiều loại đạn pháo khác nhau như đạn nổ, đạn gây cháy, đạn định hướng, bom bi và thậm chí là đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ.
Hệ thống pháo phản lực đa nòng Grad được phát triển từ thời Liên Xô, có khả năng phá hủy hỏa lực, địa điểm chỉ huy, trang thiết bị, hệ thống pháo và súng cối cùng nhiều mục tiêu khác của đối phương.
Pháo tự hành 2S19 Msta-S được thiết kế từ năm 1980, và phải tới 8 năm sau mới có thể đưa vào sản xuất hàng loạt cho tới tận hôm nay. Khẩu pháo được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt các trận địa pháo cối, tên lửa, sở chỉ huy, kho tàng căn cứ đối phương.
Bastion-P là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động do Nga phát triển và chế tạo. Hiện có 3 quốc gia đang sở hữu hệ thống này là Nga, Syria và Việt Nam. Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion có khả năng tấn công mục tiêu xa đến 300 km và bảo vệ một tuyến bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km.
Pháo phòng không Shilka được mệnh danh là Quái thú một thời của quân đội Xô Viết với tốc độ bắn 4.000 viên/phút, pháo Shilka có thể bắn trúng các mục tiêu trên không bay với tốc độ 450m/s trong tầm bắn 2.500m khi ngắm bắn theo góc chéo hay 2.000m khi ngắm bắn thẳng đứng
Súng chống tăng 125 mm của Liên Xô 2A45M "Sprut-B" được phát triển vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Súng có khả năng chiến đấu không chỉ với các mục tiêu bọc thép nặng mà còn được sử dụng như một phương tiện tăng cường cho các đơn vị súng trường trên chiến trường.
Pháo tự hành vạn năng 2S34 Khosta, có khả năng bắn không chỉ đạn pháo 120 mm mà cả đạn cối. Điểm độc đáo của Khosta là ở chỗ nòng pháo có thể nâng lên đến 80 độ, gần như thẳng đứng, trong khi các pháo khác chỉ nâng nòng lên được 50 độ.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Ball (phiên bản xuất khẩu là Bal-E) được thiết kế để kiểm soát các vùng biển chủ quyền và eo biển, bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng trên bờ, bảo vệ bờ biển (trải dài đến 400km) trên những hướng đối phương có thể đổ bộ.
Hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 được biết đến là hệ thống phòng không cực mạnh có thể tiêu diệt diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình, bom có điều khiển.
Pháo cối tự hành 2S23 "Nona-SVK" dùng để đè bẹp pháo binh và súng cối, hệ thống tên lửa, các mục tiêu bọc thép, tiêu diệt các hệ thống vũ khí, trạm chỉ huy và lực lượng đối phương, phủ khói và chiếu sáng địa hình.